Theo nghiên cứu được công bố ngày 30/10 trên Nature Computational Science, các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quố💃c và Đại học Reichman ở Israel đánh giá sự bùng nổ của làn sóng AI sẽ làm tăng tổng lượng rác thải điện tử toàn cầu từ 3% đến 12% vào năm 2030. Con số này tương đương việc sản sinh 2,5 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm, tức bằng khối lượng của 13 tỷ chiếc iPhone bị vứt bỏ.
Ước tính của nhóm xuất phát từ việc xem xét "hàng nghìn kịch bản" đầu tư tương lai vào phần cứng AI của các doanh nghiệp giai đoạn 2024-2030. Ví dụ, họ tính lượng rác thải tạo ra khi một máy chủ sử dụng bộ xử lý Nvidia H100 - mẫu được nhiều công ty săn lùng - bꦯị loại bỏ, thường từ khoảng 3 năm. Thậm chí, nghiên cứu không tính đến lượng rác tiềm năng từ việc xử lý các thiết bị khác trong trung tâm dữ liệu, như hệ thống༒ làm mát.
"Chúng tôi hy vọng công trình này sẽ thu hút sự chú ý của các công ty sản xuất và sử dụng phần cứng AI về tác động của chúng đến môi trường sau khi thải ra tự nhiên, một yếu tố thường bị bỏ qua", phó giáo sư Asaf Tzachor của Đại học Re𓃲ichman và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết. "AI còn gây ra những tác hại môi trường hữu hình bên cạnh việc tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon".
Các "ông lớn" công nghệ đang phát triển AI như Nvidia, 🦄Google, Meta chưa đưa ra bình luận. Trước đó, trong Báo cáo Bền vững năm 2024, Nvidia của Jensen Huang cho biết đang nỗ lực giảm khí thải từ trung tâm dữ liệu cũng như tái chế các thiết bị đời cũ mà nhân viên đang sử dụng.
Vào tháng 7, Google thừa nhận các hoạt động của công ty phát ra lượng khí thải carbon tăng 48% tính từ năm 2019. Trước đó hai tháng, Microsoft cho biết lượng khí thải tăng 29% kể từ 2020, đe dọa mục tiêu không có khí thải carbo🎀n năm 2030.
Theo Washington Post, sự pജhát triển của các trung tâm dữ liệu trong làn sóng AI đang gây áp lực lên lưới điện trên khắp nước Mỹ. Một số đã khởi động lại các nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc lò phản ứng hạt nhân cũ để đáp ứng nhu cầu năng lượng - những hành động có thể gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về vấn đề rác thải điện tử tiềm năng do sự bùng nổ AI tạo ra💝.
"Rất ít thông tin về tác động của AI về rác thải điện tử, cả thượng tầng lẫn hạ tầng", bà Sasha Luccioni, nhà nghiên cứu về tác động của AI tới môi trường, nói với Washington Post. "Chúng ta nên nhìn vào toàn bộ chu kỳ".
Theo Luccioni, đến nay, các công ty chủ yếu tìm cách tích lũy sức mạnh 🌞tính toán để cạnh tranh trước đối thủ. Điều này đã dẫn đến việc thay thế chip AI nhanh hơn sau thời gian ngắn, dù chúng vẫn hoạt động hoặc có thể sửa chữa được nếu bị hỏng. "Mọi người chỉ nhắm vào quan niệm mới hơn là tốt hơn, nhanh hơn là tốt hơn. Đó là kiểu t♑ư duy bầy đàn", bà nhấn mạnh.
Gần đây, giới đầu tư ở Phố Wall và Thung lũng Silicon đều ra cảnh báo các mô hình AI sẽ khó sinh lợi đủ để bù đắp chi phí cho phần cứng mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tuy nhiên, các công ty dường như muốn chi nhiều tiền hơn nữa. Chẳng hạn, Mi🔯crosoft cho biết chi tiêu hàng quý của họ cho trung tâm dữ liệu là 14 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng. Vào tháng 9, CEO OpenAI Sam Altman thậm chí đặt tham vọng xây nhiều trung tâm dữ liệu, với mỗi trung tâm cần chi phí tới 100 tỷ USD.
Theo nghiên cứu được Liên Hợp Quốc c🐻ông bố năm 2019, thế giới tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử nhưng chỉ 17,4% trong số đó được tái chế. Hầu hết số rác này được chuyển sang các nước đang phát triển - nơi xem việc tháo lấy linh kiện hoặc lấy kim loại bán kiếm tiền là một nghề. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rác thải điện tử có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền, làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh như ung thư, tim mạch hoặc thay đổi chức năng bên trong cơ thể.
Bảo Lâm
- Dùng đạm whey tách vàng trong linh kiện máy tính
- 240 triệu máy tính có nguy cơ thành rác điện tử vì Windows 10
- Mỏ vàng từ rác điện tử
- Xây nhà máy gần 4.000 m2 để 'đãi' vàng từ đồ điện tử cũ