Tổ chức giải cứu động vật hoang dã Wildlife SOS được gọi tới trang trại Madhu ở Kalali, nơi con rắn hổ mang Ấn Độ dài 1,8 m ăn thịt rắn lục dài 1,5 m sau trận kịch chiến. Họ chia sẻ video ghi lại cảnh tượng ♑trên mạng xã hội Twitter hôm 15/6. Các nhân viên của Wildlife SOS cẩn thận đưa con rắn hổ mang ra khỏi trang trại và thả nó về môi trường tự nhiên.
"Tình huống có thể diễn biến theo hướng ngược l🐼ại. Trong trường hợp đó, rắn lục sẽ trở thành kẻ thắng cuộc và nuốt chửng rắn hổ mang. Đây là hành vi phổ biến giữa những loài rắn. Thông thường, con rắn lớn hơn sẽ giành phần thắng", Raj Bhavsar, điều phối viên dự án ở Wildඣlife SOS, cho biết.
Rắn hổ mang Ấn Độ có thể dài tới 2 m, chuyên săn động vật có vú, loài lưỡng cư, rắn nhỏ và thằn lằn. Chúng sinh sống trên khắp Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, và Nam Nepal. Trong khi đó, rắn lục Russel chủ yếu ăn thịt chuột. "Rắn hổ mang Ấn Độ và rắn lục Russel nằm trong tứ đại rắn độc ở Ấn Độ. Nhát cắn của chúng có thể gây chết người. Nhân viên của chúng tôi được huấn luyện kỹ càng để tiến hành các hoạt động giải cứu một cách cẩn trọng mà không ảnh hưởng tới hành vi tự nhiên của con rắn", Kartick Satyanarayan, giám đốc điều hành kiêm nhà đồng sáng lập Wildlife SOS, chi♏a sẻ.
Con rắn trong video sử dụng một bộ phận đặc biệt để nuốt chửng con mồi lớn hơn nhiều so với đầu của nó. Xươn💯g hàm dưới của nó nối với dây chằng đàn hồi, có thể dịch chuyển để tăng độ rộng của miệng. Điều này cho phép con rắn nuốt chửng con mồi to lớn và sống sót vài tháng mà không cần ăn thêm. Rắn chậm rãi ăn con mồi lớn như rắn lục Russel bằng cách dịch chuyển mỗi hàm độc lập và c൲huyển động đầu về phía trước, đẩy thức ăn vào cổ họng từng chút một. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa rất chậm, dẫn tới nguy cơ con mồi thối rữa, giải phóng khí gas và trương phình bên trong cơ thể chúng.
An Khang (Theo Newsweek)