Nước mưa cuốn trôi con rắn hổ mang dài 1,5 mét vào một ngôi nhà ở thành phố Coimbatore, miền nam Ấn Độ, hôm 3/5, theo phát ngôn viên của tổ chức Wildlife & Nature Conservation Trust (WNCT). Sau khi phát hiện con rắn, cư dân thông báo cho WNCT, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo vệ và chăm sóc động vật hoang dã thông qua giáo dục, cứu hộ, tái thiết, chống săn trộm, bảo tồn. Phát ngôn viên cho biết đây là một con rắn hổ mang Ấn Độ hiếm do nó mắc chứng bạch tạng, theo Newsweek.
🏅Bạch tạng là hội chứng do đột biến di truyền gây ra, dẫn tới khuyết thiếu sắc tố melanin. Động vật mắc chứng bạch tạng thường có lông, da hoặc vảy màu trắng và mắt hồng trong một số trường hợp. Chứng bạch tạng xuất hiện nhiều trong thế giới động vật, chủ yếu ở chim, bò sát, động vật lưỡng cư, và ít gặp hơn ở động vật có vú, bao gồm con người.
Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja najaꦍ) là một trong 4 loài rắn lớn gây ra phần lớn số ca rắn cắn nặng ở Nam Á. Tuy rắn hổ mang ít khi tấn công con người trừ khi cảm thấy bị đe dọa, nọc độc của chúng có thể khiến nạn nhân tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Nọc độc rắn hổ mang có thể gây tử liệt và thậm chí tử vong nếu không xử lý kịp thời.
♚Do nguy hiểm đi kèm, việc bắt và đưa rắn hổ mang đi nơi khác an toàn thường đòi hỏi thợ bắt rắn thành thạo bởi bất kỳ sai sót nào đều dẫn tới hậu quả. Theo WNCT, sau khi đưa con rắn ra khỏi nhà dân, thợ bắt rắn giao nó cho nhà chức trách địa phương. Các chuyên gia đánh giá tình trạng con rắn kết luận nó rất khỏe mạnh và sẵn sàng để thả đi. Cuối cùng, họ thả con rắn vào vùng rừng đa dạng sinh học, có thể cung cấp môi trường sống phù hợp cho nó. WNCT nhấn mạnh đây là bước cần thiết giúp bảo tồn loài vật và góp phần duy trì cân bằng sinh thái trong khu vực.
🐎Năm ngoái, thợ bắt rắn cũng bắt được một con trăn boa bạch tạng nặng gần 23 kg ở sân sau nhà dân tại Florida. Trăn boa là loài rắn lớn không có nọc độc thường sống ở Nam Mỹ và nhiều nơi tại Trung Mỹ.
An Khang (Theo Newsweek)