Nhóm chuyên gia đến từ Đại học Colorado và Đại học Cincinnati🌸 rút ra phát hiện mới khi làm việc trong dự án bảo vệ tổ chim sáo Micronesia trên đảo Guam, một trong hai loài chim bản xứ còn lại trên đảo. Rắn cây nâu tình cờ được đưa tới hòn đảo phía tây Thái Bình Dương trong thập niên 1940 - 1950. Từ sau đó, loài vật xâm hại này nhanh chóng tàn sát quần thể chim rừng trên đảo cũng như gây mất điện thường xuyên.
Sử dụng trụ kim loại cao một mét, thường dùng để bảo vệ chim an toàn trước gấu mèo và nhiều loài rắn khác, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể ngăn rắn câ🃏y tiếp cận hộp làm tổ dành cho chim Tuy nhiên, họ rất kinh ngạc khi video giám sát hé lộ một con rắn cây nâu tiến tới chiếc hộp bằng cách uốn mình thành vòng thòng lọng bao quanh cột hình trụ đường kính 20 cm. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 11/1 trên 𝔉tạp chí Current Biology.
Rắn thường sử dụng một trong 4 hình thức di chuyển gồm thẳng, gợn sóng, uốn lượn sang ngang và đẩy trượt. Khi trèo bề mặt dốc và trơn trượt như cành cây hoặc đường ống, chúng hay di chuyển kiểu đẩy trượt và uốn lượn sang ngang để bám vào ít nhất hai điểm. Nhưng khi thắt hình thòng lọng, rắn cây nâu có thể vùng bám với độ con꧂g nhỏ, cho phép chúng chậm rãi tiến lên cao.
"Chúng tôi không ngờ rắn cây nâu có thể tìm ra cách bò lên cột trụ", đồng tác giả nghiên cứu Thomas Seibert ở Đại học Colorado, chia sẻ. "Ban đầu, cột trụ có hiệu quả. Nhưng sau 4 giờ quay phim, chúng tôi đột nhiên trông thấy con rắn này uốn mình thành hình thòng lọng bao quanh cột trụ và nhích dần lên. Chúng tôi đã xem đoạn video đó khoảng 15 lần. Đó là một phát hiện gây sốc.🤪 Tôi chưa bao giờ trông thấy thứ gì tương tự".
Nhóm nghiên cứu cho biết cách di chuyển này không 💦dễ đối với các loài rắn do rất trơn, di chuyển chậm, phải thở mạnh và dừng lại để nghỉ ngơi. "Ngay cả khi chúng có thể leo kiểu này, chúng cũng bị đẩy tới giới hạn", Bruce Jayne ở Đại học Cincinnati, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhưng d𒊎ù khó khăn, cách di chuyển trên cho phép rắn tấn công con mồi khi chúng không đề phòng, và góp phần lý giải tại sao rắn có thể leo cột điện, gây mất điện. Theo họ, việc hiểu rõ rắn cây nâu di chuyển thế nào giúp thiết kế rào cản ngăn chúng phân tán rộng.
An Khang (Theo CNN)