Năm đó, tôi lên kế hoạch đi chơi ở Vũng Tàu cho hơn 300 nhân viên ở TP HCM. "Nhờ cô hết sức lưu ý nội dung các hoạt động team building", ông dặn dò với vẻ ngh💖iêm trọng hơn thường lệ. "Tuần trước đi nghỉ mát, tôi vô tình chứng kiến mấy trò chơi cho nhân viên ở biển khá nhảm nhí".
Tôi hiểu ông ám chỉ điều gì. Là người phụ trách các sự kiện tập thể cho công ty, tôi đã nhận nhiều bản chào tổ chức hoạt động team building. Thời kỳ đầu, các trò chơi tập thể dừng ở mức độ giải trí nhẹ nhàng như kéo co, chui bao tải thi c🃏hạy, giải mật thư, cướp cờ. Những trò này chủ yếu giúp tăng cường vận động, giải phóng sức ỳ của giới dân văn phòng vốn thường tiếp xúc thường xuyên với máy tính và giam mình trong môi trường máy lạnh.
Nhưng dần dần, mức độ dạn dĩ của các trò chơi tăng lên. Chúng được quảng cáo là "rất mới mẻ và đầy thử thách". Trò "bú bia" yêu cầu nhân viên nữ kẹp nách một bình sữa chứa bia để nhân viên nam hút. Trò "hít đất đôi" cho nhân viên nữ nằm dưới để nhân viên nam thực hiện thử thách chống đẩy.🙈 Mẫu số chung của các trò chơi này là khai thác triệt để việc mô phỏng các khu vực cơ thể nhạy cảm, tạo ra sự đụng chạm vô tình giữꦅa người nam và người nữ, kích thích liên tưởng tới các hành vi tình dục.
Nhiều tổ chức nhầm lẫn hoạt động xây dựng đội nhóm (team building) với ăn chơi൲ nhảy múa. Đây là một hoạt động tập thể, được thực hiện thông qua việc chia nhóm tham gia các trò chơi, nhằm gắn kết các cá nhân trong một tổ chức.
Tôi đã gạt nhiều đơn vị tổ chức sự kiện ra khỏi danh sách nhà cung cấp dịch vụ vì họ đề xuất team building thành các trò đùa giới tính. Ở những nơi tôi từng làm việc, các trò chơi mang hơi hướng lạm dụng giới tính là điều cấm kỵ. Nhân viên được giáo dục rất kỹ và nhận thức rõ về các hành vi quấy rối hay tấn công tình dục nơi công sở. Các lãnh đạo cấp cao cũng coi việc duy trì sự đa dạng, bình đẳng và tôn trọng giới là yếu tố quyết định tạo niềm tin và sự gắn kết của nhân v🎃iên.
Năm đó, đơn vị được tôi chọn đồng hành trong chuyến dã ngoại do một người nước ngoài làm chủ. Họ dành nhiều ngày tìm hi🧸ểu về các ưu tiên và hoài bão kinh doanh của công ty, sau đó thiết kế hoạt động tập thể phù hợp nhất. Các chuyên viên chủ động đưa ra thông điệp sau mỗi trò chơi, giúp mọi người hiểu được vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình tiến tới các mục tiêu chiến lược.
Ở góc𝄹 độ quản lý, các chuyến dã ngoại kết hợp trò chơi tập thể được tổ chức định kỳ sẽ tăng cường sự gắn kết giữa nhân viên, nâng cao tính sáꦚng tạo cũng như thúc đẩy năng suất làm việc nhóm.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ team building không thiết kế trò chơi gắn với nhu cầu phát triển đội nhóm cụ thể của tổ chức, ví dụ tăng cường truyền thông nội bộ, trao quyền chủ động cho nhân viên hoặc kích thích khả năng lãnh đạo. "Nhân viên chỉ th▨ích ăn chơi nhảy múa. Chị không nên tốn công nghĩ các trò động não", một chuyên viên tổ chức sự kiện khuyên tôi.
Trong quản trị tổ chức, chiến lược được coi là bộ óc, còn văn hóa tổ chức được xem là linh hồn. Giá trị của một tổ chức được xây dựng nên từ văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, phong cách quản lý, hành vi và thái độ của con người trong tổ chức đó. Với tầm qua꧑n trọng như vậy, văn hóa của tổ chức, trong đó có các hoạt động team building, nếu được đầu tư đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu suất, góp phần ꦆtạo ra hiệu quả cho đơn vị.
Tuy nhiên, cũng cần nhì🐽n nhận rõ ràng, các ứng xử dưới chuẩn liên quan tới văn hóa tổ chức, bao gồm các trò team building lệch lạc, nếu có, nên được góp ý với mục đích nâng cao nhận thức hơn là chụp mũ bằng những phán xét mơ hồ như "phản cảm", gây "dư luận xấu". Việc dựa vào áp lực dư luận để xử phạt hành chính với các hoạt động không có yếu tố làm sai quy định pháp luật là điều không cần thiết và tạo thói quen ứng xử tùy tiện với những gì không "vừa mắt".
Sự trưởng thành của c♛ộng đồng đến từ nhiều phía, không chỉ đến từ các tổ chức riêng lẻ.
Cẩm Hà