Triển lãm mang tên Tận cùng giấc mơ cùng tận (A dream of the end at the end of a dream), do Wowy và nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn tổ chức. Trong số tranh được trưng bày ở sự kiện, Wowy giới thiệu bốn tác phẩm được vẽ bằng máu của anh. Bức chân dung Lưu trữ bản sắc gây chú ý khi khắౠc họa một khuôn mặt với những vệt màu loang lổ trên nền giấy lụa, toát lên nét buồn bã, cô độc.
Wowy nảy sinh ý tưởng vẽ tranh bằng máu cách đây vài tháng, khi quyết định cùng Tuấn Andrew Nguyễn tổ chức một triển lãm về tương lai của Trái đất. Anh tự đặt câu hỏi: sẽ còn gì nếu không còn ai sống sót trên thế giới, ngoài chính mình. Sau khi nghe tư vấn từ bác sĩ, anh dùng 250 ml máu hòa với chất chống đông, tạo thành mực. Rapper nhờ anh Nguyễn Văn Đủ - một họa sĩ chuyên vẽ tranh bằng máu - hỗ trợ xử lý để tranh sắc nét hơn, sau đó áp dụng kỹ thuật rửa lụa và đắp nổi. Cuối cùng, tr🤪anh được phủ một lớp keo để bảo quản lâu dài, tránh bị ôxy hóa. Bức châ🥀n dung được đấu giá kín tại sự kiện. Số tiền thu được dành tặng cho khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM để hỗ trợ trẻ em mắc bệnh về máu, có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài vẽ tranh, Wowy còn dùng máu vẽ lời rap lên nền giấy lụa. Ở bức Những gì còn sót lại, rapper truyền tải những tâm tư của anh về lẽ vô thường ở đời: "Những suy nghĩ ra đi để cơ thể này ở lại/ Sự phát triển của tự nhiên đã không còn trở ngại/ Quá khứ và tương lai, chỉ là sinh rồi tử/ Không có gì là mãi mãi, rồi cái cũ sẽ được thay...". Bức Cầu trời là những lời ⛦khấn nguyện của anh cho những người anh thươꦚng quý: "Đây là lời con thỉnh cầu một điều, con chỉ muốn xin người lắng nghe/... Một lạy xin Đất cho mẹ cha con bình an/ Cầu trời khấn Phật cho anh em con an toàn".
Wowy tự nhận ý tưởng vẽ tranh bằng máu của anh là "điên rồ". Khi bàn bạc với êkíp, rapper nhận ra đây là một thách thức về mặt ý tưởng lẫn kỹ thuật vì trên thế giới, chưa có nhiều họa sĩ vẽ tranh bằng máu của chính mình. Anh nói: "Tôi chọn lối thể hiện này vì muốn nâng cao tính tuyên truyền của sự kiện, đặc biệt khi đọc các bài báo phản ánh Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia ô nhiễm môi trường. Tôi muốn mọi người xóa bỏ cái tôi, cùng góp tiếng♛꧃ nói chung để suy nghĩ về tương lai của Trái đất".
Dự buổi kha♊i mạc triển lãm, ông Lý Đợi - nhà phê b💦ình mỹ thuật ở TP HCM - đánh giá ý tưởng của sự kiện khá táo bạo. Theo ông, việc vẽ tranh bằng máu có thể làm dấy lên nhiều tranh cãi ở khâu an toàn, vệ sinh vật liệu, hoặc dễ làm người xem rùng rợn. Nhưng nếu nhìn nhận đơn giản máu là chất liệu, vấn đề còn lại nằm ở ý tưởng và nội dung của tranh. "Trong hội họa, vẽ gì và bằng cái gì không quan trọng, mà là vẽ như thế nào", ông nói. Lý Đợi đánh giá hiệu ứng thị giác của các tác phẩm ở mức trung bình khá vì vẽ tranh lụa khó và cần người có kinh nghiệm.
Wowy và Tuấn Andrew Nguyễn cũng trưng bày nhiều tác phẩm đa chất liệu khác. Địa đồ hoảng loạn là bức tranh với kích thước lớn, được vẽ bằng acrylic trên nền toan. Rapper cũng vẽ chữ dát vàng với những câu nói anh tâm đắc. Trong đó, bức Nguyện thế giới bình an được anh đấu giá quyên góp cho 💃một tổ chức đào tạo nghề hậu kỳ, kỹ xảo cho người khiếm t🐼hính ở TP HCM. Triển lãm còn chiếu một bộ phim ngắn, Wowy đóng vai người cuối cùng còn sót lại trên thế giới.
Wowy tên thật là Nguyễn Ngọc Minh Huy, sinh năm 1988. Anh gia nhập làng rap từ năm 2006, là một trong những rapper tiên phong ở miền Nam. Năm 2010, anh kết hợp cùng Karik (Phạm Hoàng Khoa) ra mắt hai ca khúc Hai thế giới và Khu tao sống. Năm 2017, anh sáng tác nhạc nền Mặt sẹo cho phim điện ảnh Chí Phèo ngoại truyện. Cùng năm, anh viết nhạc phim cho HBO Mỹ trong tác phẩm Here and Now. Năm 2020, anh sáng tác nhạc phim Ròm, làm huấn luyện viên trong Rap Việt, đưa học trò Dế Choắt lên ngôi quán quân.
Ngoài ca hát, anh còn theo đuổi nhiều môn nghệ thuật đương đại, từ thực hành điêu khắc đến v꧟ẽ. Năm 2008, anh và Tuấn Andrew Nguyễn ra mắt triển lãm đầu tiên, chủ đề xoay quanh các nhóm văn hoá tại Việt Nam và Mỹ.
Mai Nhật