Xung quanh câu chuyện "Những nông dân lệ thuộc vào hóa chất", bệnh cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý, nhiều độc giả VnExpress cho rằng cần thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt để tìm đầu ra cho nông sản sạch:
Nhà mẹ vợ tôi có trồn🎃g được ít sầu riêng trong vườn để nhà ăn. Đợt sầu riêng vừa rồi sai quả quá, ăn không hết nên mẹ bèn gửi cho tôi cho vợ chồng tôi mang bán. Cứ nghĩ sầu mình sạch, ngon thì kiểu gì cũng bán được nhưng tôi đã nhầm. Khách vào hỏi giá thấy cao hơn người khác liền chê không mua nữa. Họ quay qua mua của mấy người trong chợ với giá bằng 2/3 nhưng họ đâu biết là sầu n✨gâm thuốc. Ăn vào khác hẳn sầu nhà tôi nhưng họ vẫn mua ăn ào ào. Nhà tôi một tạ sầu bán mãi không xong trong khi họ mỗi ngày bán tới mấy tạ. Tôi bảo vợ thôi không bán nữa mà đem cho người thân và ăn dần. Người dân còn thói quen mua hàng nhìn vào giá đầu tiên thì còn khổ nữa.
Nhà tôi sống khô🃏ng nhờ thu nhập từ trồng rau nhưng vốn thích trồng. Nhà trồng rau sạch chỉ bán đắt hơn rau chợ 2.000 đồng mà người mua vẫn không thích mua. Trong khi để trồng đc rau sạch, giống đắt hơn, thời gian cây sinh trưởng lâu hơn, chi phí cao hơn nên 𓄧giá đắt hơn nhưng mã xấu hơn. Đa phần người mua vốn vẫn thích rau đẹp và giá rẻ nên đừng chỉ trách móc người trồng.
Tôi là một người trồng rau, rất hiểu vấn đề này. Người ăn thích rau non và ꦇxanh mơn mởn thì phải chịu thôi. Tôi làm rau sạch thì người ta không tin mà con chê rau già với xấu. Vì cạnh tranh, hàng xóm bơm bán được thì chúng tôi cũng đành phải bơm thuốc theo.
Vào siêu thị, xà lách sạch trồng nhà kính hay𒆙 thủy canh đều có giá đắt gấp đôi bình thường. Rau để hơi héo một tý là không ai mua, rau để lẻ loi một mình cũng không ai mua. Rẻ, bền, đẹp, an toàn thì lấy đâu ra? Thử hỏi giờ cơ quan quản lý làm mạnh mà giá rau quả thực phẩm tăng gấp đôi thì bao nhiêu người mua nổi? Mà đấy là bỏ thêm tiền để mua cái yên tâm.
Không dùng thuốc hóa học thì ảnh hưởng tới năng suất, dùng loại đắt tiền và an toàn thì giá thành cao, trong khi những người khác mà bán giá thấp thì không cạnh tranh được. Ngay bản thân người dùng thấy rẻ là mua chứ như sinh viên, công nhân hay người thu nhập thấp, dẫu biết 🐠là không an toàn cũng vẫn mua. Vòng luẩn quẩn đấy nếu không có giải pháp thì rồi cũng lặp lại không riêng gì r𒅌au quả. Thứ nhất, người tiêu dùng có chấp nhận các sản phẩm an toàn nhưng giá cao không? Thứ hai, những người thu nhập thấp thì giải quyết thế nào vì không ai cho họ tiền để họ mua đồ tốt. Tôi giả sử có người thu nhập chỉ đủ ăn, mua đồ rẻ còn sống qua ngày chứ mua đồ đắt thì kinh tế cũng không cầm cự được. Trừ khi có giải pháp nào làm ra được sản phẩm vừa rẻ, vừa an toàn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.