Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, một trẻ được gọi là táo bón khi đi ngoài dưới hai lần trong một tuần, phân rắn. Trẻ một t🎃uần đi ba lần hay ngày ♚nào cũng đi nhưng phân rắn thì không phải bị táo bón.
Táo bón ở trẻ được ꧑chia làm hai loại: Táo bón bệnh lý, tức có bệnh, chiếm khoảng 5% (có thể do uဣ não, u cục ở ruột, liệt ruột.. ); và táo bón chức năng - không có nguyên nhân bệnh lý cụ thể toàn thân hoặc tại chỗ ở ruột, chiếm 95%.
Phó giáo sư Dũng cho rằng trẻ tuổi mẫu giáo bị táo bón thường do nguyên nhân sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt trẻ sợ đi ngoài. Những ngày đầu tiên đi học, trẻ hay bị stress, cô giáo đưa vào khuôn khổ không được tự do muốn làm gì thì làm, sợ không dám đi ngoài ở lớp về nhà thì quên... Khi lớn hơn, do điều kiện nhà vệ sinh ở trường không sạch bằng tại nhà nên trẻ thường nhịn. Lâu✅ dần hình thành thói quen nhịn đi ngoài, phản xạ đi ngoài ngày một kém đi.
Những trường hợp táo bón chức năng chủ y🍨ếu là do ăn uống, sinh hoạt, lối sống. Khi đó, trẻ có📖 thể điều chỉnh bằng thay đổi chế độ ăn, cách sống, sinh hoạ, thuốc chỉ hỗ trợ.
Đầu tiên, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho con, nhưng có trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón. Bên cạnh đó, trẻ ăn quá nhiều rau, củ🦂 quả, bụng đầy, không ăn được chất đạm, thành suy dinh dưỡng, còi cọc. Vì thế theo phó giáo sư Dũng, ăn uống thêm chất xơ chỉ cần vừa phải, quan trọng là tạo phản xạ đi ngoài, luyện thói quen đi ngoài cho trẻ, thường là phản xạ có điều kiện. Tốt nhất cha mẹ nên luyện cho trẻ đi vào giờ nhất định, thường vào buổi sáng, sau một đêm ruột nghỉ, khi dậy nhu động ruột tăng lên, có phản xạ. Tuy nhiên, một số gia đình vì sáng có thời gian ngắn quá, bận bịu thì có thể chọn rèn thói quen này cho trẻ vào buổi tối.
“Cha mẹ cũng cần chú ý không được tạo áp lực cho trẻ, kh♈uyến khích con đi ngoài đúng giờ, có thưởng", phó giáo sư Dũng nói.
Việc chữa táo bón cho trẻ cần ph♎ải rất kiên trì, tnhẹ có thể mất hai tháng, có trẻ chữa 6 tháng đến một năm. Không khuyến cáo thụt tháo, chỉ thực hiện trong trường hợp nặng.
Táo bón có thể gây biến chứng, nặng nhất là đi đùn, rách🅷 hậu môn, chảy má🎃u, đau, sợ đi ngoài. Biến chứng trĩ, sa trực tràng ít gặp.