Ở Việt 🅘Nam, dù cái tên Ricoh không xa lạ nhưng máy ảnh của hãng này thì có thể rất ít người biết tới🌠. Chính vì thế mà dù có nhiều mẫu mới, hãng này vẫn tỏ ra khá cầm chừng khi giới thiệu các mẫu của mình tại thị trường này.
R8 ra đời cách đây hơn một năm nhưng các thông số cấu hình của nó cho đến giờ vẫn không bị coi là cũ, đủ để thấy phiên bản này cũng có những bước đột phá đáng kể ở thời điểm ra mắt. Được trang bị cảm biến CCD 10 triệu điểm ảnh, điểm nổi bật của R8 chính là ống kính khá khủng 28 – 200mm (7,1x) trong khi thân hình vẫn duy trì một độ mỏng tương đối. Máy được trang bị màn LCD 2,7 inch, quay phim VGA, bộ nhớ trong 24MB, h🌃ỗ trợ thẻ SD và một số tính năng thú vị khác, trong đó không thể không kể tới tính năng chỉnh lỗi đường xiên rất th👍ú vị.
Ricoh R8 có vẻ đẹp cổ điển. Ảnh: Camera2hand. |
R8 có một thiết kế cổ điển, rất đơn giản, ít đường nét, tạo nên một dáng vẻ khá "sang" cho phiên bản này. Cảm giác về độ "sang" còn được khẳng định với thiết kế lớp vỏ bằng kim loại khiến cho R9 cầm rất đầm tay. Với kích thước không to nhưng cũng khô♍ng quá nhỏ, có thể nói R8 là một trong những máy du lịch có tay cầm thích nhất. Người chụp không quá lo lắng bị rơi như các phiên bản du lịch theo trào lưu mỏng và nhẹ hóa của các hãng máy ảnh sau này.
Dải ống kính của R8 cũng thuộc hàng "kinh điển" với tiêu cự không giống ai, 28 – 200mm, vừa đủ có cả ống góc rộng lẫn vừa đủ độ tele. Tuy nhiên độ mở vẫn chưa đủ lớn, t🥀ại góc rộng nhất cũng chỉ f/3.3, vì thế vẫn thuộc hàng các ống kính chậm trong dòng máy ảnh du lịch đang ngày càng tiên tiến về sau. Tuy nhiên, ống zoom của R8 có một tính năng đặc trưng ít người có, đó là bên cạnh zoom vô cấp, ống zoom này có thể điều chỉnh thành zoom nhảy theo từng cấp độ tiêu cự với 7 bước tương đương 28, 35, 50, 85, 105, 135 và 200 mm
Hỗ trợ cho ống zoom 7,1x là cơ chế chống rung cảm biến. Cơ chế này sẽ nhận diện các chuyển động khi bấm máy dễ gây nên mờ nhòe và sẽ bù lại các chuyển động này để hình ảnh nét hơn. Trên thực tế thử nghiệm, dù không thật xuất sắc nhưng rõ ràng khi zoom hết cỡ, cơ chế chống rung này cũng phát huy hiệu quả đáng kể. Nhưng hiệu q✨uả này cũng chỉ nổi bật ở đ🐻iều kiện ánh sáng đủ. Ở các điều kiện ánh sáng yếu thì cơ chế này chỉ gỡ gạc được phần nào. Một yếu điểm nữa của R8 ở chỗ cơ chế chống rung cảm biến lại không được hỗ trợ khi máy ở chế độ quay phim.
Máy có ống kính zoom 7,1x. Ảnh: Dcresource. |
Mặt trước của máy được thiết kế khá "sạch sẽ", ống kính chiếm phần lớn nửa bên trái, còn bên phải chỉ có duy nhất đèn flash và đèn hỗ trợ lấy nét. Không có ống ngắm quang, mọi thao tác ngắm và chụp đều phải⭕ thực hiện qua màn LCD 2,7 inch. Bù lại, màn này có độ phân giải lớn𝄹, tới 460.000 điểm ảnh, khá tốt so với các phiên bản cùng thời. Với độ phân giải cao, khi xem lại ảnh các chi tiết được hiển thị rất sắc nét, có thể nói là một điểm cộng đáng giá cho phiên bản này. Nhưng chính độ phân giải lớn của màn hình và việc phải sử dụng liên tục màn này khiến cho thời lượng pin của R8 không được ấn tượng như các phiên bản khác, chỉ thuộc hàng trung bình với khoảng 270 kiểu mỗi lần xạc.
R8 có m🐻ột kiểu thiết kế đèn flash khá bất hợp lý. Đèn flash nằm sâu hơi quá về phía tay cầm, vì thế khi cầm máy để chụp, tay người rất dễ che đèn. Thực tế cho thấy khi chụp cảnh thường phải đến kiểu thứ hai người chụp mới nhận thấy cảnh bị tối một pꦆhần do đèn đã bị che do vô tình. Vấn đề này sẽ còn trầm trọng hơn với những người có tay to.
Khả năng hoạt động của flash vào khoảng từ 0,25 – 3m trong khi ống chỉ rộng được 28mm, vì thế có thể coi là khá yếu, chỉ đủ sức cho những cảnh chân dung tối trời thông thường mà khó có thể sáng toàn bộ đám đôn🐷g. Mặc dù có chế độ "soft flash" nhưng đèn vẫn hơi bị quá lóa vùng trung tâm, rất dễ cháy ảnh nhất là khi chụp chân dung đơn.
Thiết kế mặt sau đơn giản. Ảnh: Dcresource. |
Thiết kế mặt sau của máy cũng đơn giản không kém với màn LCD chiếm khoảng hai phần ba diện tích. Phần còn lại chỉ gồm có các nút cơ bản gồm Menu, nút Xóa/Hẹn giờ, nút Display, nút xem lại ảnh và một joystich điều khiển 4 hướng dùng để di chuyển giữa các menu. Việc bố trí nút xem lại ở ngay vị trí ngón cái khá thuận tiện, người chụp chỉ việc chụp xong là có thể một tay bấm nút xem lại ảnh được ngay🍷. Cơ chế tự động chuyển sang chế độ chụp tức thời bằng nút chụp ảnh cũng khiến cho việc điều khiển R8 rất hợp lý, không phải mất thời gian chuyển đổi qua lại bằng các nút bấm như ở các phiên bản du lịch khác.
Nút joystick khá nhạy, vừa đóng vai trò là nút di chuyển là lựa chọn trong Menu, vừa có thể gán thêm 4 chức năng hay dùng nhất để hiển thị tùy chọn lên màn hình. Các tùy chọn này có thể là bù sáng, cân bằng trắng, độ lớn ảnh, ISO... tùy người dùng lựa chọn. Các tính năng gán cho joystick phải bấm thẳnꦡg mới được kích hoạt, còn hướng gạt sang hai bên đã được đặt mặc định cho tùy chỉnh đèn flash và tùy chọn chế độ chụp Macro. Một điều lạ trong thiết kế joystick của Ricoh là dù điều khiển được 4 hướng, nhưng chỉ có hai hướng gạt trái phải là được gán sẵn tùy chọn, còn hai hướng gạt lên xuống lại để không và cũng không đặt được trong menu.
Mặt trên chỉ gồm một số nút và được tập trung hết phía tay cầm. Ngoài nút chụp ảnh, vòng zoom và nút nguồn tương tự như phần lớn các máy tự động khác, R8 có thêm vòng xoay điều chỉnh giữa các ch💛ế độ chụp ảnh và quay phim. Đáng kể nhất là ngoài chế độ tự động hoàn toàn và chế độ mặc cảnh Scene, R8 có thêm hai chế độ tùy biến khác (MY1 và MY2) cho phép người chụp tự lưu những thông số ưa thích để có thể chuyển máy về chế đ🦹ộ đó bất kỳ lúc nào.
R8 với độ phân giải 10 triệu điểm ảnh, zoom quang hợp lý 28 – 200mm và màn LCD độ phân giải cao. Ảnh: Gadgetarena. |
Một trong các tính năng thú vị của R8 so với các máy khác trên thị trường là tính năng chỉnh lỗi đường xiên (Skew Correction). Ví dụ khi người chụp tham dự phòng tranh/ảnh và cần chụp lại một bức nào đó mà không thể đặt vuông góc máy ảnh với tranh/ảnh đó, bức ảnh chụp sẽ có các đường viền cạnh bị xiên chéo. Khi xem lại bức ảnh này, người chụp chỉ cần bật chế độ Skew Correction, máy sẽ dò các đường xiên trong ảnh và hiển thị bằng một đường vệt vàng. Nếu đây đúng là📖 đường xiên cần xử lý, người chụp chỉ cần xác nhận là máy sẽ tự nắn thẳng lại, biến bức ảnh trông nghiêng thành một bức ảnh chụp thẳng với tỷ lệ và màu sắc rất chính xác.
Thời gian hoạt động của R8 không có gì đáng phàn nàn với một phiên bản du lịch, có ống zoom dài và lại ra mắt ở thời điểm khá lâu như vậy. Thời𓂃 gian lấy nét không được nhanh lắm, ngay cả ở góc rộng nhất cũng phải từ 0,2 – 0,4 giây, còn tele đôi khi phải mất tới một giây hoặc hơn nữa nếu ánh sáng yếu. Mặt khác, khi khóa nét, hình ảnh lại bị dừng lại một chút trước khi hiển thị ảnh thật nên đôi lúc người chụp sẽ băn khoăn không biết mình vừa chụp là ở khoảnh khắc nào, nhất là trong các ảnh chụp có nhiều chuyển động như chụp trẻ con hoặc đường phố.
Chế độ chụp liên tục của R8 không ấn tượng với tốc độ chỉ khoảng 1,5 khung hình/giây, tuy nhiên tốc độ này lại có thể duy trì cho đến khi hết card. Nhưng khả năng chụp liên tục ở R8 còn có thêm hai chế độ khá lạ khác, đó là Stream-continuous (S-cont) và Memory-reversal-continous (M-cont) khá tươngtự nhau, đó là khi bấm chụp, máy sẽ tăng tốc lên tới 7,5 khung hình/giây với 16 kiểu liên tiếp nhưng với kích thước nhỏ hơn෴, sau đó 16 kiểu này sẽ kết hợp lại thành một ảnh lớn có độ phân giải đầy đủ. Chế độ này dùng chụp ảnh chuyển động sẽ thành một kiểu ảnh hiệu ứng quay chậm từng chuyển động mộꦅt khá thú vị.
R8 có khả năng chụp macro gần tới 1,5cm. Ở chế độ macro bật, thực tế khi chụp gần hoặc zoom lại gần những đối tượng nhỏ hoặc các dòng chữ rất nhỏ, chất lượng ảnh chụp có thể nói rất chi tiết, sắc nét một cách đáng ngạc nhiên so với hầu hết các dòng máy du lịch khác. Khi chụp ảnh ngoài trời với ánh sáng đầy đủ cũng vậy, chất lượng ảnh của R8 rất tốt, màu sắc hiển thị chính xác, sáng rõ dù đôi lúc hơi cháy sáng. Với ISO đến 200, nhiễu hạt được kiểm soát tốt. Khi chụp trời tối cần đẩy ISO để cứu vãn tốc độ cửa trập thì ở mức 400 – 800, ảnh hoàn toàn có thể chấp nhận được dù nhiễu có thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy nhiên, đến 1600 thì cả nhiễu hạt lẫn nhiễu màu đều hơi quá. Vì thế để tránh ảnh bị vỡ💝, một điểm cộng cho R8 là phiên bản này cho phép người chụp đặ𝐆t được mức ISO tối đa khi máy ở chế độ tự động.
Quay phim trên R8 không có điều gì đáng kể bởi lẽ phiên bản này chỉ cho phép quay tối đa ở chế độ VGA với 30 khung hình/giây, không hỗ trợ chống rung khi quay phim và không hỗ trợ zoom quang. Các tùy chỉnh khi quay phim rất hạn chế, người chụp chỉ có thể chỉnh chất lượng, lấy nét, cân bằng trắng và tốc độ khung🌄 hình. R8 lưu phim với định dạng AVI và với một thẻ 4GB có thể lưu được khoảng gần 1 ඣtiếng phim với chất lượng cao nhất.
Có thể nói Ricoh R8 sẽ là một trải nghiệm khá mới mẻ và thú vị với những ai vốn đã quen với những tính năng khá quen thuộc của các dòng máy du lịch thông dụng đến từ Nikon, Canon hay Sony. Không lòe loẹt và hoa mỹ, R8 trông hơi "già" và cổ điển nhưng thiết kế sinh thái học cho kiểu chụp ảnh cầm một tay rất hợp lý và chắc chắn. Các nút điều chỉnh được tối giản gọn gẽ, tuy nhiên việc lựa chọn text thay vì các biểu tượng trong menu điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho những người không giỏi tiếng Anh. Bù lại, R8 có nhiều tính năng độc đáo mang phong cách sáng tạo rất "Nhật Bản" như chỉnh đường xiên, chụp liên tục ghép...🌱 rất thú vị để khám phá.
Với độ phân giải 10 triệu điểm ảnh, zoom quang hợp lý 2😼8 – 200mm và màn LCD phân giải cao, R8 không những không hề cũ (dù ra mắt 2008) mà vẫn có thể ngang nhiên sánh vai không thua kém với những máy ảnh du lịch đời cao khác sau này. R8 có giá bán tại Việt Nam khoảng trên 3 triệu đồng (210 USD).
|
Nguyễn Hà