Sau khi có công b🗹ố về ca nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam vào ngày 6/3, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, đường link về các tài khoản mạng xã hội được cho là của cô gái này. Đến sáng ngày 7/3, hàng trăm tài khoản Instagram, Facebook có tên nhái đã xuất hiện, 💃trong khi tài khoản chính chủ đã khoá.
Trên Instagram, một tài khoản mạo danh được tạo vào khoảng 3h sáng ngày 7/3, tự nhận là "nick chính" của bệnh nhân, đăng hìnꦕh kèm theo "lời xin lỗi", đã thu hút 15 nghìn lượt theo dõi và hàng nghìn lượt bình luận.
Một tài khoản mạo da🍌nh khác đăng nhiều hình cá nhân của cô gái này khiến nhiều người lầm tưởng đây chính tài khoản thật. Tài khoản vừa lập đã nhận hàng nghìn lượt theo dõi.
Trên Facebook, ngay trong đêm ngày 6/3, hàng loạt tài khoản mạo danh cô gái nhiễm Covid-19 tại Hà Nội đã xuất hiện. Tu🌸y nhiên đến sáng ngày 7/3, hầu hết đã không còn tồn tại.
Việc tài khoản mạo danh ăn theo các hiện tượng trên mạng xã hội không phải là hiếm. Cuối năm 2019, hàng loạt tài khoản mạo danh thủ môn Bùi Tiến Dũng của đội tuyển Việt Nam cũng xuất hiện trên Facebook, sau khi thủ môn này thi đấu không tốt tại trận đấu trận đấu với Indonesia tr♏ong khuôn khổ SEA Games 30. Đầu năm 2018, sau thành công của đội tuyꦡển U23 Việt Nam, hàng trăm tài khoản giả mạo các cầu thủ cũng xuất hiện.
Theo ông Thành 𝓀Trung, một chuyên gia về Digital Marketing, đây là trò câu "like" được giới "buôn fanpage" tại Việt Nam thường xuyên sử dụng.
"Nắm được tâm lý của cộng đồng mạng sắp bàn luận nhiều ✱về chủ đề nào đó, những người 'buôn’ tài khoản sẽ tạo ra những tài khoản hoặc trang giả mạo nhằm ‘câu like’ và tương tác. Đến khi đạt được các chỉ số nhất định, họ sẽ đổi tên và bán hoặc dùng để kiếm tiền. Theo ông🎀, công thức phổ biến được sử dụng là tạo ra các nội dung gây tranh cãi nhằm tăng tương tác. Vì vậy, những nội dung mà Fanpage trên đăng tải là thông tin giả, do những người "buôn" fanpage tạo ra để thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Quý Văn