Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ bảy, 25/3/2023, 06:00 (GMT+7)

Robot hút bụi tự gom rác giá 10 triệu đồng của Xiaomi

Robot Vacuum X10 có dock gom rác tự động, lực hút mạnh hàng đầu phân khúc nhưng dùng 🌼công ꦛnghệ lau thông thường thay vì xoay.

Xiaomi vừa cho ra mắt 5 mẫu robot hút bụi tại Việt Nam gồm E10, S10, S10+, X10 (trong ảnh) và X10+. Các sản phẩm chia đều từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp. Ngoài X10+ đắt nhất (28 triệu đồng) tích hợp đầy đủ công nghệ, các model còn lại đều bị lược bớt một vài tính năng. Trong đó, X10 không có khả năng giặt giẻ tự động và sử dụng công nghệ lau với một miếng giẻ thông thường, thay vì lau rung như Roborock S7, S8 hoặc lau xoay như Dreame W🧜10, Xiaomi X10+.

Tuy nhiên, so với b💮a model còn lại, X10 có lợi thế với khả năng gom rác tự động, giúp người dùng hạn chế số lần đổ🔯 rác, tăng độ bền của động cơ.

T💝ính năng tạo sự khác biệt của X10 với các model phân khúc tầm 6-8 triệu đồng là dock hút rác tự động. Thiết kế lớn hơn, ít bo tròn như đối thủ Dee🧸bot N10 nhưng cạnh ngang, diện tích đặt máy tương đồng. X10 sử dụng hai cổng hút rác dưới dock với công suất 17.000 PA. Bên trong có thêm cảm biến dự đoán hốc rác bị kẹt hoặc túi đã ở trạng thái gần đầy.

Phần dock được trang bị hồng ngoại giúp robot tự nhận diện và trở về từ khoảng cách 5 mét (trong t🌳rường hợp chưa có bản đồ vẽ trước).

Túi rác phía trên có dung tích gần 3 lít, dễ dàng tháo lắp và thay thế. Với robot thông thường, người dùng cần vệ sinh định kỳ🐭 3-6 ngày trong khi nếu sử dụng dock gom rác tự động, thời gian này có thể lên đến 1-1,5 tháng.

Ngoài hạn chế số lần dọn dẹp, hộc chứa rác bên trong thân robot luôn sạch cũng giúp tăng tuổi thọ động cơ, h💫ạn chế số lần thay thế màng lọc HEPA. Việc gom rác trong tú✤i cũng hạn chế khả năng phát tán bụi ra không khí mỗi lần vệ sinh robot.

Bên trên của Robot Vacuum X10 là hai nút điều khiển, dễ thao tác hơn so với Deebot N10 (chỉ có một nút nguồn) khi không sử dụng phần mềm. Trong đó, nút nguồn để bꦺật/tắt chế độ hút, nút Home để quay trở về dock sạc hoặc ấn lỳ 3 giây để kích hoạt chế độ dọn dẹp🌃 khu vực nhỏ 3 m2.

Tương tự robot tầm giá trên 6 triệu đồng, X10 cũng có cảm biến LDS phía trên giúp dựng bản đồ 360 độ. Robot có thể lưu nhiều bản đồ khác nhau (dành cho nhà nhiều tầng) và lập lịch trình dọn dẹp tùy vào t﷽ừng phòng, khu vực cụ thể.

Cảm biến phát hiện vật cản, trạng thái chuyển động của vật cản giúp tăng giảm tốc độ chạy tùy tình huống sử dụng. Robot có thể phát hiện 🐈thảm (độ dày trên 1,5 cm), tránh rơi như với cầu thang (trên 4,5 cm với nền màu xám, tối và trên 8 cm với nền màu trắng).

Trong một số thử ꩵnghiệm, robot tránh rất tốt cầu thang, tự giảm tốc khi gặp vật va chạm và vượt qua dễ dàng các gờ có độ cao dưới 2 cm. Tuy nhiên, với các gờ trên 4 cm, robot vẫn gặp tình trạng đi qua nhưng không thể leo ngược trở lại như đa số các model khác.

Các trang bị bên dưới tương tự robot tầm giá dưới 10 triệu đồng. Máy chỉ có một chổi cạnh để gom rác từ bên góc phải. Bánh xe có gờ, gai để chống trơn trượtಌ, đặc biệt với sàn gạch. Hệ thống chổi chính giữa hỗ trợ gom rác tốt nhưng chưa phải loại cao su🃏 cao cấp chống rối khi gặp tóc, sợi nhỏ. Robot sử dụng hai điện cực sạc bên dưới cùng cảm biến chống rơi xung quanh.

Khay chứa nước cho tính năng lau 🤪bên dưới dung tích 200 ml, thấp hơn so với Deebot N10 (240 ml). Hãng tích hợp điện cực để điều chỉnh van điều tiết lượng nước ra giẻ trong quá trìn൩h lau. Tuy nhiên, robot vẫn sử dụng công nghệ lau thông thường với cơ chế kéo giẻ thay vì có lau rung như Roborock S7 hay S8 mới.

Người dùng phải giặt giẻ lau thủ công nên tính năng lau chưa thật sự hữu dụng. Tuy nhiên, trong cùng tầm giá, khó robot nào có trang bị cao hơn X10,, hoặc nếu🀅 có giặt giẻ𒀰 như Redroad G10 lại không có sấy khô nóng và không có gom rác tự động.

Robot Vacuum X10 có lực hút 4.000 PA, cao hàng đầu phân khúc. Thử nghiệm thực tế cho thấy robot hút được cả rác lớn như hạt gạo, hạt na, một số🔯 vật cứng đường kính một cm. Dung tích hộp chứa bụi là 400 ml. Nhờ gom rác tự độnꦕg, hộp chứa thường ở trạng thái sạch, màng lọc không bám nhiều bụi bẩn giúp tăng hiệu quả hút, đảm bảo độ bền động cơ. Trong hình là hộp chứa sau khi sử dụng 10 ngày và chưa vệ sinh.

Robot có thể tránh tốt chân bàn, ghế, dây điện cỡ lớn nhưng vẫn gặp vấn đề với các dây sạc nhỏ như cáp điện thoại, tai nghe. Người dùng cần dọn dẹp đồ vật nhỏ tron🌊g nhà khi robot hoạt động. Với nâng cấp lớn về phần mềm, X10 có thể lên lịch làm sạch theo thứ tự phòng, khu vực - những tính năng vốn không có trên các dòng Mop P trước đây.

Điểm đáng tiếc trên phần 🧸mềm của máy là chưa hỗ trợ tiếng Việt, gồm cả giọng nói phát ra từ robot. Tuy nhiên, giao diện tiếng Anh khá trực quan, dễ sử dụng. Bản đồ chia màu sắc theo phòng dễ quan sát với các nút bấm điều chỉnh lớn. Robot có thể hẹn giờ, lên lịch trình tự động, phân chia phòng🍸 thông minh.

Người dùng cũng có thể cài đặt công suất hút, độ ướt của giẻ🌱 lau mỗi lần hút hoặc tùy khu❀ vực cụ thể.

Xiaomi Robot Vacuum X10 bên cạnh Roborock S7 MaxV Ultra - model có đầy đủ tính năng lau, giặt giẻ lau, gom r🔥ác tự động với giá 28 trဣiệu đồng.

Robot của Xiaomi có giá bán 12 triệu đồng nhưng🐟 giá thực mua 10 triệu đồng, đắt hơn một c𒐪hút so với Deebot N10 (khoảng 9 triệu đồng).

Tuấn Hưng