Robot Thỏ Ngọc 2 cùng tàu đổ bộ Hằng Nga 4 hạ cánh xuống hố trũng Von Kármán rộng 186 km vào ngày 3/1/2019, đưa Trung Quốc trở thành nước đầu tiên có tàu đáp thành công xuống vùng tối Mặt Trăng. Robot này vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trong thời gian tới, Space hôm 18/12 đưa tin.
Đến nay, Thỏ Ngọc 2 đã lăn bánh hơn 11 tháng và đi được khoảng 345 m. Quãng đường nghe có vẻ rất ngắn, người bình thường có thể đi bộ chỉ trong vài phút. Tuy nhi♎ên, với robot hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời thì việc vượt qua quãng đường này khó khăn hơn nhiều.
Kỷ lục trước đó về thời gian hoạt động trên bề mặt Mặt Trăng thuộc về❀ robot Lunokhod 1 của Liên Xô. Đây là robot dạng xe thám hiểm điều khiển từ xa đầu tiên hạ cánh xuống thiên thể khác trong vũᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ trụ.
Lunokhod 1 hoạt động ở đồng bằng Mare Imbrium (nghĩa là Biển Mưa) từ ngày 17/11/1970. Nó chính thức dừng hoạt động sau khoảng 10,5 tháng, vào ngày 4/10/1971, kỷ niệm 14 năm ngày phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1. Lunokhod 1 vượt qua quãng đường 10,5 km trên bề mặt Mặt Trăng và 🦩gửi về Trái Đất hơn 20.000 ảnh chụp thường và hơn 200 ảnh panorama.
Hồi đầu tháng, Thỏ Ng💯ọc 2 và tàu đổ bộ Hằn🔴g Nga 4 kết thúc công việc của ngày Mặt Trăng thứ 12, chuyển sang chế độ ngủ, theo Trung tâm Chương trình Không gian và Khám phá Mặt Trăng thuộc Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA). Mặt Trăng mất khoảng 29 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh trục nên một ngày Mặt Trăng dài bằng gần một tháng trên Trái Đất.
Kỷ lục của Thỏ Ngọc 2 chỉ dành cho những phương tiện chạy trên bề mặt Mặt Trăng. Nhiều tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng có thời gian hoạt ༺động lâu hơn. Ví dụ, tàu LRO của NASA phóng lên không gian từ tháng 6/2009 và vẫn đang làm việc tốt.
Thu Thảo (Theo Space)