Cuối tháng trước, ông cũng phải từ bỏ kế hoạch đạt thặng dư ngân sách năm 2020. "Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu với thâm hụt,𓆏 nhưng vẫn phải thực tế về kế hoạch thặng dư cuối thập niên này", ông ch🍷o biết.
Ông cũng cảnh báo nhiều biện pháp thắt chặt sẽ được thực thi sau khi người Anh chọn rời Liên minh châu Âu (EU). Tăng thuế và giảm 𓆏chi đều đang được lên lộ trình.
"Kết quả cuộc trưng cầu dân ý được dự báo có thể mang lại cú sốc tiêu cực cho kinh tế Anh. Ph♓ản ứng của chúng ta với việc này sẽ quyết định ảnh hưởng lên tình h🌄ình việc làm và tăng trưởng kinh tế", ông cho biết.
Cuối t🀅háng trước, cả Standard & Poor's và Fitch R☂atings đều đã hạ tín nhiệm của Anh. Việc này có thể khiến họ khó trả nợ và đi vay hơn.
Anh hiện có thâm hụt ngân sách lớn nhì G7,❀ sau Nhật Bản. Và nợ công nước này cũng đã là 1.700 tỷ bảng, tương đương 90% GD🐲P.
Bà 🙈Ther꧂esa May - ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng Anh cho rằng Chính phủ nên đi vay nhiều hơn để tránh phải tăng thuế. "Chúng ta không nên theo đuổi mục tiêu thặng dư ngân sách nữa", bà cho biết. Các biện pháp nới lỏng tài khóa có thể được thực hiện sau chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh.
Từ trước cuộc bỏ phiếu, ông Osborne đã cảnh báo họ 𓄧cần ngân🦋 sách khẩn cấp để lấp "lỗ đen" khoảng 30 tỷ bảng (42,6 tỷ USD) mỗi năm nếu rời EU. Khi đó, những người chỉ trích đã bác bỏ cảnh báo này, cho rằng quan chức Bộ Tài chính đang chạy chiến dịch bằng cách lan truyền sự sợ hãi.
Sau cuộc trưng cầu dân ý, Văn phòng Phụ trách Ngân sách Anh đã hủy kế hoạch đưa ra dự báo kinh tế๊ tháng này. Họ cũng cho biết sẽ không đánh giá tác động tài khóa của việc này cho đến mùa thu.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học thì đều đã hạ dự báo tăng trưởng của Anh năm nay và năm sau. Một s♑ố còn🏅 cho rằng Anh sớm muộn sẽ rơi vào suy thoái.
Hà Thu (theo CNN)