Bác sĩ Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp trong tâm thần học. Bệnh gồm hai nhóm chính bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số🧸 lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ (bị mất ngủ, ngủ nhiều) và những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ (gặp ác mộng, mộng du...).
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối ꦰloạn tâm thầಞn như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, lạm dụng thuốc và các chất kích thích... Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể nào.
Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường về thể𒆙 chất, tinh thần, ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh. Bệnh mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì...
Bệnh mất ngủ có thể điều trị bằng phương pháp vệ sinh giấc ngủ như thức giấc cùng một giờ hàng ngày, giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương, điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược, liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu... Trong đó, châm cứu l🍸à phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bác sĩ Thường cho biết, tùy theo chẩn đoán y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ: thể châm là châm kim vào huyệt vị tꦚrên cơ thể, điện châm (kết hợp dòng điện xung), nhĩ châm (châm trên các huyệt vị ở loa tai), sử dụng ngải cứu để hơ ấm nóng trên các vùng huyệt, đầu châm (châm trên các vùng đầu châm khác nhau), phúc châm (châm tr🌺ên các vùng huyệt ở bụng)...
Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệܫnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để chẩn đoán chính xác thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị châm cứu, không châm cứu khi quá đói, quá no hoặc có các bệnh rối loạn đông cầm máu, viêm loét da, nhiễm trùng.
Ở Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở 🎃chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP HCM, khoảng 33% người bị một trong n⛄hiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Bác sĩ Thường khuyên khi bị mất ngủ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại t💫huốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn.