Chị Hòa ở Nghệ An, sinh được hai người con, hiện sống ở các thành phố khác nhau, không gần bố mẹ. Đầu năm nay, chồng chị đột ngột qua đời, người phụ nữ không chấp nhận sự thật🐲, thường xuyên thức trắng đêm khóc thầm. Trong một tháng, chị giảm 6 kg vì ăn uống kém, đau nặng đầu hai bên.
"Hằng ngày, chồng nấu ăn, pha cà phê cho tôi. Sau bữa tối, chúng tôi cùng nghe nhạc, đi dạo, móng tay tôi cũng do anh cắt", người phụ nữ nhớ lại. Từ ngày chồng mất, chị Hòa bỗng thẫn thờ, lầm lũi như kẻ vô hồn. Mỗi bữa cơm, chị đề🧸u dọn hai cái bát, hai đôi đũa và giữ mọi quần áo, đồ đạc của anh.
Thấy sức khỏe chị Hòa suy sụp, con trai cả dự định đón 🐼mẹ về ở cùng nhưng chị từ chối, nói: "Mẹ ổn, con không phải lo". Sống một mình, chị thường xuyên mất ngủ, đôi lúc nói nhảm, tưởng tượng chồng vẫn còn bên cạnh. Lúc khác lại tự trách bản thân "giá như thời điểm đó không nhờ anh đi xử lý công việc, tai nạn sẽ không xảy ra".
Câu chuyện được giảng viên tâm lý Nguyễn Thị Hương Lan, Viện đào tạo BHIU, Đại học quốc tế Bắc Hà, đồng thời là chuyên gia tư vấn tâm lý Học viện Hạnh phúc Việt Nam, chia sẻ ngày 28/8. Người phụ nữ từng có ý định tự tử, may mắn hàng xóm phát hiện, ngăn cản, đưa đi khám. Thông qua tương tác và thực hiện một số bài kiểm tra, bệnh nhân đ☂ược chẩn đoán bị trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần, có ý tưởng tự sát.
Tương tự, bác sĩ Trần Minh Khuyên, Khoa Tâm thể, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TP HCM), chia sẻ về bệnh nhân nữ 18 tuổi, phát bệnh loạn thần sau khi bà ngoại mất đột ngộ🔯t do🐓 tai biến. Thiếu nữ hay khóc thầm, cứ chợp mắt là mơ về bà, dần dần trở nên buồn chán, bi quan, có hành vi tự làm đau bản thân.
Bệnh nhân sống cùng bà ngoại từ lúc một tuổi do bố mẹ đi lao động xuất khẩu. 15 năm sau, gia đình em đoàn tụ nh🐼ưng trẻ không có cảm giác gần gũi bố mẹ, thường xuyên đòi về ở cùng bà. Sau cái chết của bà ngoại, em thẫn thờ, nói nhảm, chân tay đầy những vết xước do tự làm đau bản thân, bố mẹ vội đ✅ưa đến viện kiểm tra.
Bác sĩ Khuyên xác định bệnh nhân mắc trầm cảm nặng với triệu chứng loạn thần, phải điều trị thuốc và kết hợp liệu pháp tâm lý. Nữ sinh cũng được khuyến khích ra ngoài vận động, tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng và tránh 🍃thời༒ gian rảnh.
Các nghiên cứu thế giới đều nhấn mạnh mức độ khó khăn k🦩hi một người phải đối diện với cái chết người thân, đặc biệt là bạn đời, đấng sinh thành, người nuôi dưỡng hay con cái. "Sự ra đi của người thân, dù là ai và ở độ tuổi nào, cũng gây đau khổ, tuy nhiên, với người cô đơn hay thiếu thốn tình cảm dễ gặp cú sốc", bà Lan nói.
Nhiều người khi mất người thân thường cố gắng tìm cách🍌 dồn nén nỗi đau buồn trong lòng, chuyển sang các việc khác như uống rượu hoặc giải trí để khỏa lấp, dần dần nảy sinh vấn đề tâm lý như cảm thấy tuyệt vọng, đem lại nhiều hệ quả tiêu cực cho tâm trí và cơ thể. Đơn cử là bệnh trầm cảm, loạn thần, rối﷽ loạn lo âu...
Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, Giám đốc chuyên môn Trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý Lumos, dẫn lại miêu tả của bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross trong cuốn sách On Death and Dying, rằng khi chứng kiến người t♊hân yêu qua đời, một người có thể sẽ phải trải qua diễn biến tâm lý 5 giai đoạn, ở nhiều sắc thái cảm xúc.
Đầu tiên, họ có xu hướng không chấp nhận sự thật (denial), sốc và choáng 🐟ngợp𒁃 trước thực tế quá đau lòng. Một số người sau đó tức giận (anger), cảm thấy số phận bất công, đổ lỗi.
Trải qua giai đoạn giận dữ, ý nghĩ mặc cả (bargaining) sẽ xuất hiện, như "nếu" hay "giá như", một cách ân hận, luyến tiếc. Khi không thể né tránh đau buồn, bệnh nhân rơi vào trạng thái buồn bã (depression), thu mì✱nh, hạn chế tương tác, khóc, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Thời điểm này dễ phát sinh các vấn đề tâm lý.
Sau cùng, bệnh nhân đến lúc chấp nhận (acceptance) biến cố đã xảy ra như một thực tế không thể thay đổi, dần ổn định cảm xúc. Một số trường hợp cần nhiều tháng, thậm chí rất nhiều 🐼năm để thích nghi với sự mất mát.
Các chuyên gia cho rằng việc cho phép bản thân đau buồn (đối m♈ặt với nỗi đau) sẽ kích hoạt quá trình chữa lành bên trong cơ thể, làm bạn mạnh mẽ hơn. Một số người để ảnh và vật kỷ niệm của người thân quanh nhà, giữ cho ký ức về họ luôn tươi mới trong cuộc sống hàng ngày. Bạn cũng có thể tiếp tục thực hiện những sở thích và công việc mà người thân thấy có ý nghĩ🌜a khi còn sống.
Khi cảm thấy không thể bình thường trở lại, nên tìm người có thể hỗ trợ như thành viên gia đình, bạn bè hay chuyên gia. Nếu cảm♓ thấy không thể mở lời, hãy thử viết một lá thư tập trung vào những điều bạn chưa được nói như điều bạn muốn cảm ơn, điều hối tiếc... để người🐻 bên cạnh có thể thấu hiểu, sẻ chia.
Mỹ Ý - Thúy Quỳnh