Manh giông, một loài kỳ giông mù được tìm thấy trên những con sông chảy trong hang động vùng Balkan, có tuổi thọ hơn 100 năm nhưng chỉ sinh sản một hoặc hai lần trong mỗi thập kỷ. Một con manh giông cái tại hang động Postojna, Slovenia, vừa đẻ 50-60 quả trứng và ba trong số đó có dấu hꦡiệu phát triển. Các nhà khoa học chưa rõ bao nhiêu quả trứng sẽ nở hoặc thời gian chính xác để trứng nở là bao lâu.
"Ngay lúc này, ba quả trứng có vẻ là ứng cử viên tốt", Saso Weldt, nhà sinh vật học làm việc tại hang động chia sẻ với BBC. Ông và đồng nghiệp đã chụp nhiều bức ảnh phơ♒i sáng trong hang động tối để theo d♛õi sự phát triển của những bào thai nhỏ xíu.
"Con manh giông cái bắt đầu đẻ trứng hôm 30/1. Nó vẫn đang đẻ một hoặc hai q𒐪uả mỗi ngày, và số trứng cần trải qua 120 n꧋gày trước khi nở", Weldt nói.
Theo Weldt, thời𒆙 gian nở của trứng chỉ là ước tính không chắc chắn, dựa trên đàn manh giông gây dựng vào những năm 1950 trong phòng thí nghiệm 𝄹dưới lòng đất ở dãy Pyrenees, Pháp. Tại đó, chúng sống trên dòng nước ấm ở nhiệt độ 11 độ C. Trong hang động Postojna, nhiệt độ mát hơn ở 9 độ C, vì vậy thời gian ấp có thể sẽ kéo dài.
Đây là c🍨ơ hội độc đáo để quan sát manh giông sinh sản trong hang động, nơi loài này đã sinh sống hàng triệu năm. "Điều đặc biệt là không có nhiều dữ liệu liên quan đến quá trình sinh sản của nhóm động vật này", Dusan Jelic, nhà khoa học chuyên nghiên cứu manh giông hoang dã ở Croatia, cho biết. "Trong thiên nhiên hoang dã, chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy trứng hay ấu trứng. Chúng có thể nằm lẫn ở một số địa điểm bên trong hệ thống hang động".
Là loài động vật có xương sống duy nhất sống trong hang động ở châu Âu, manh giông thích nghi rất tốt với nơi cư trú dưới đất của chúng: những hang động đá vôi, được tạo ra khi nước ăn mòn những vách đá dễ hòa tan. "Trong 200 triệu năm, môi trường sống của chúng không hề thay đổi", BBC dẫn lời tiến sĩ Jelic.
Tuy nhiên loài động vật này và đặc biệt là trứng của chúng rất dễ tổn thương trước những thay đổi của chất lư🐻ợng nguồn nước và nhiệt độ. Vào năm 2013, một con manh giông trong hang động Postojna cũng đẻ trứng nhưng không có quả nào nở và nhiều quả bị những con manh giông khác ăn mất.
Lần này, những người quản lý thủy cung tại hang Postojna đã chú ý hơn. Tất cả những con manh giông khác trừ con mẹ được chuyển đi và thủy cung 🎀được che chắn để bảo vệ trứng trước ánh sáng. Các nhân viên cũng bơm thêm oxy vào bể. Camera hồng ngoại lắp gần🐟 đó cho phép nhân viên và du khách theo dõi những gì đang diễn ra bên trong.
Thỉnh thoảng, con manh giông mẹ đảo qua để kiểm tra số trứng, đẻ thêm hoặc xua đuổi những loài giáp xác nhỏ háu đói mà nó không thể nhìn thấy, nhưng vẫn phát hiện được bằng cách sử dụng cơ quan nhạy cảm vớiౠ điện từ bên trong mũi. Con vật cũng có khứu giác mạnh mẽ, giúp nó theo dõi những quả trứng.
"Những quả trứng có mùi, vì thế con mẹ có thể nhận ra quả nào bình thường và quả nào hỏng. Do thức ăn trong hang động rất khan hiếm, nó ăn những quả không thể thụ thai", Weldt gi🍨ải thích.
Manh giông là một loài vật biểu tượng của Slovenia. Khi lũ lụt cuốn chúng ra khỏi các hang động ജcách đây hàng trăm năm, chúng được gọi với cái tên "rồng non". Ngoài ra, loài vật này còn được gọi là "cá người" do có màu da tương tự con người.
Phương Hoa