Khi động cơ vận hành sẽ sinh ra muội than, chất bẩn bám vào họng nạp, xupap. Với xe đời cũ sử dụng kiểu phun nhiên liệu thông thường qua cổng nạp (port injection), kim phun nhiên liệu ở vị trí phía trên van (xupap) nạp, khi xăng/dầu được đẩy vào buồng đốt dưới áp suất cao sẽ cuốn theo muội than để đốt cháy toàn bộ. Tuy nhiên, với xe phun xăng tr🧸ực tiếp với kim phun không nằm trên xupap mà nắp riêng trên thành xi-lanh, không🃏 tân dụng được áp suất xăng để rửa sạch muội than, vì vậy cặn bẩn sẽ bám nhiều hơn.
Phun nhiên liệu trực tiếp🗹 rất phổ biến hiện nay bởi ưu điểm giúp động cơ đạt tỷ số nén cao, tạo nhiều năng lượng hơn, tăng công suất, mô-men xoắn, tiết kiệm nhiên liệu. Vì vậy, v🐠iệc khắc phục cặn bẩn cũng phổ biến hơn. Cách dễ nhất là dùng dung dịch chuyên dụng, nhưng các chuyên gia kỹ thuật khuyên chúng không mang lại hiểu quả cao, đồng thời dung dịch có thể lọt vào buồng đốt nếu kỹ thuật viên không cẩn thận. Một cách thức vệ sinh họng và van nạp hiệu quả hơn, nhưng ít phổ biến, là dùng trấu hoặc đá khô, với giá 5-7 triệu đồng.
Vệ sinh họng nạp bằng trấu là phương pháp dùng các hạt trấu nhỏ, thường là vỏ 💟hạt óc chó được nghiền nát, bắn trực tiếp vào họng nạp để loại bỏ các chất bẩn. Các chất bẩn sẽ bám vào hạt trấu và được hút ra ngoài. Vỏ trấu mềm hơn kim loại, cho n♏ên đây là phương pháp vệ sinh được cho là an toàn và không gây ảnh hưởng đến vận hành của động cơ.
Bước đầu tiên trong quá trình vệ sinh họng nạp là tháo đường ống dẫn khí nạp, để lộ họng nạp. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ dùng nilon để bọc các chi ti𝔉ết máy, chỉ chừ🦹a lại họng nạp để các hạt trấu bẩn không len lỏi vào, có thể gây hại cho xe.
Lúc này, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra độ kín của xi-lanh cần vệ si♛nh, nếu chưa kín sẽ xoay bánh đa của xe để các xupap nạp-xả trên xi lanh ở trạng thái đóng, hạn chế trấu bay v🎃ào buồng đốt. Tuy nhiên, trấu là một loại vật liệu hữu cơ có thể cháy, cho nên việc một lượng trấu nhỏ lọt vào buồng đốt sẽ không làm hại động cơ, vì khi khởi động các hạt trấu này sẽ được đốt cháy hoàn toàn.
Tiếp theo, kỹ thuật viên sử dụng vòi áp suất cao để bắn các hạt trấu vào họng nạp, cùng với đó là dùng máy hút bụi để hút sạch những hạ𒁃t trấu bẩn bắn ra ngoài. Các xi-lanh được vệ sinh một cách đơn lẻ và liên tiếp nhau. Sau cùng, kỹ thuật viên sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ sạch, và lắp ráp lại đường dẫn khí nạp khi thực hiện xong.
Đối với những xe có phần đường ống dẫn khí nạp không thể tháo được, ví dụ động cơ máy dầu 2.0 biturbo của Ford, sử dụng đá khô để làm sạch là cách làm được khuyến nghị. Vì cấu tạo của đường ống dẫn khí nạp phức tạp, nhiều đoạn gấp khúc hơn và không thể tháo được, nên bắn trấu có thể làm sót một lượng lớn trấu trong ống ꦛnạp, máy hút bụi không thể hút hết ra.
Khác với bắn trấu, bắn đá khô sẽ không có máy hút bụi. Đá khô sẽ được bắn với áp suất cao vào trong họng nạp, khiến các chất bẩn được đẩy ra ngoài. Đồng thời, đá khô sẽ biến thành hơi khi tiếp xúc với không khí, nên không để lạ♛i cặn trong họng♕ nạp như trấu, chính vì thế việc sử dụng máy hút bụi là không cần thiết. Các thức vệ sinh này đòi hỏi sự đầu tư lớn về vật liệu và máy móc, cho nên giá thành sẽ nhỉnh hơn so với vệ sinh bằng trấu.
Anh Văn Hùng, trưởng kỹ thuật tại cơ sở dịch vụ chăm sóc xe CCMFast (TP HCM), cho biết hiện phương pháp vệ sinh họng nạp bằng trấu hoặc đá khô là phương pháp tốt nhất để loại bỏ muội than bám, giúp quá trình nạp nhiên liệu trở nên hiệu quả hơn và xe đỡ "ăn xăng" hơn. Họng và van nạp được vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp hồi phục hiệu suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thải khí độc hại ra môi trಌường.
Chi phí cho việc thực hiện vệ sinh bằng trấu hoặc đá khô tùy t♈huộc vào tình trạng và loại xe, giá giao động 5-7 triệu đồng, và thông t🍌hường việc vệ sinh họng nạp này sẽ bao gồm trong gói vệ sinh chi tiết máy của xe. Thông thường, việc vệ sinh họng và van nạp được khuyến cáo thực hiện sau mỗi 70.000 - 100.000 km, có thể sớm hơn nếu xe vận hành trong điều kiện không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Tân Phan