Basudev Mahapatra là người phát hiện rùa vàng khi đang làm việc trên cánh đồng ở làng Sujanpur, Balasore, bang Odisha, hôm 19/7.
Giám đốc tại Hiệp hội Bảo tồn Đa dạng sinh học, Siddhartha Pati, cho biết đây là lần đầu tiên anh thấy con rùa như vậy. Pati giải thích, màu sắc của nó do bạch tạng gây ra. "Đó là một rối loạn bẩm sinh 🦩do thiếu hoặc hoàn toàn không có sắc tố tyrosine. Đôi khi, một đột biến có thể đã xảy ra trong chuỗi gene", anh nói.
Các chuyên gia mang thả rùa vàng ở khu vực hoang dã tại Balasore. Nó thuộc loài rùa nước ngọt Lissemys punctata, khoảng 1,5-2 tuổi, ng🍒hĩa là đã trưởng thành. "Chúng tôi thường xuyên tìm thấy rùa và cua. Chúng tôi giải cứu rồi thả lại chúng xuống nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ở bang Odisha và lần thứ hai ở Ấn Độ chúng tôi tìm thấy rùa bạch tạng", Pati nói.
Rùa Lissemys punctata thường sinh sống ở Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Myanmar. Chúng là loài ăn tạp, ꧑thức ăn gồm ếch, ốc sên và một số thực vật thủy sinh.
Năm 2016, một con đồi mồi dứa bạch tạng hiếm gặp cũng xuất hiện trên bãi biển Castaways, Australia. Nó mới nở và gần như toàn thân màu trắng. Các tình nguyện viên tại tổ chức Coolꦐum and North Shore Coast Care đặt tên con vật là Little Alby.
Thu Thảo (Theo CNN)