Theo báo cáo mới công bố từ Tập đoàn bảo hiểm Allianz, bất chấp triển vọng tích cực trong dài hạn, ngành bảo ꦇhiểm tàu biển đang đối mặt với rủ🍌i ro gia tăng trước những vấn đề về địa chính trị, giá nhiên liệu tăng cao, tắc nghẽn về bến cảng, ....
Nghiên cứu này được công ty bảo hiểm Đức thực hiện t𒅌hường niên, khảo sát về tổn thất, thiệt hại đối với các tàu lớn có tổng dung tích trên 100 tấn.
Cụ thể, báo cáo cho biết trong năm 2021, tổng cộng có 54 tàu lớn bị thiệt hại trên toàn cầu, giảm so với mức 65 tàu của năm💧 trước. Vào những năm đầu thập kỷ 20, thống kê chỉ ra con số lên tới hơn 200 tàu mỗi năm.
Đáng chú ý, con số thiệt hại của 2021 còn ấn tượng hơn khi thực tế đang có khoảng 130.000 tàu lớn hoạt động trên toàn cầu, c♌ao hơn nhiều với mức 80.000 của 30 năm trước.
"Sự tiến triển này phản ánh những nỗ lực trong việc áp dụng 🤪các biện pháp an toàn, sự cải tiến công nghệ, thiết kế của tàu và những quy định về hàng hải", báo cáo nhận xét.
Tính chung trong thập kỷ vừa qua, có tổng cộng gần 900 sự cố về các tàu lớn. Khu ꧑vực Nam Trung Quốc, Đông Dương, Indonesia vàꦍ Philippines là điểm nóng trên toàn cầu về vấn đề này, chiếm 1/5 số vụ tổn thất năm 2021 và 1/4 trong thập kỷ qua. Điều này bởi đây là khu vực có mật độ thương mại cao, tình trạng cảng tắc nghẽn thường xuyên, đội tàu cũ hơn và có thời tiết khắc nghiệt.
Mặc dù tổng số sự cố vận tải biển có xu hướng giảm xuống, số lượng các sự cố có thiệt hại nặng lại có chiều hướng tăng lên. Tron🐟g đó, nguyên nhân hư hỏng máy móc chiếm hơn 1/3 các sự cố trên toàn cầu, sau đó là va chạm và hỏa hoạn.
Theo Allianz, các lệnh cấm đối với dầu của Nga đã góp phần đẩy chi phí nhiên liệu 🎀lên c🎀ao, và có thể buộc các chủ tàu sử dụng các nhiên liệu thay thế.
"Những nhiên liệu thay t𝓰hế có chất lượng không đạt tiêu chuẩn có thể khiến yêu cầu bồi thường liên quan sự cố máy móc tăng lên trong tương lai", các chuyên gia của Allianz nhận định.
Bên cạ𒆙nh đó, trong bối cảnh hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục cảnh báo về rủi ro an ninh như GP༒S bị gây nhiễu, hệ thống nhận dạng tự động bị giả mạo hay đột nhập hệ thống.
Một mối lo ngại khác được báo cáo nhắc đến đó là vấn đề về trực vớt, giải cứu tàu biển. Trước đây, một xác tàu đắm có thể đã được để lại tại chỗ nếu không gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải. Tuy nhiên, bây giờ, các nhà chức trách muốn xác tàu phải đư🗹ợc di dời và môi trường biển phải được hồi ph💜ục, bất kể với giá nào.
Điều này khiến chi phí của các hãng tàu tăng lên, trong khi các công ty bảo hiểm tàu biển c⛦ó thể phải🦄 tăng chi phí bồi thường để đảm bảo các trách nhiệm về môi trường.
Đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa🤪 qua phần nào khiến số lượng yêu cầu bồi thường trực tiếp giảm xuống, nhưng cũng làm꧑ tình trạng tắc nghẽn cảng tăng cao khi nhiều biện pháp an toàn được thiết lập.
Cùng với đó là những ảnh hưởng tiêu cực tới thuyền viên. Phꦐân tích cho thấy với tinh thần thuyền viên ở mức thấp, trong khi áp lực thương mại, khối lượng công việc ngày càng tăജng, khiến 75% nguyên nhân của các sự cố đều liên quan đến con người.
Cháy hàng hóa cũng là một rủi ro lớn được nhắc tới. Báo cáo lưu ý rằng đã có hơn 70 vụ cháy tàu container được ghi nhận chỉ trong 5 năm qua. Đây cũng là một trong những nguyên n💝hân chính gây tổn thất nặng cho các hãng vận tải.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo về tình trạng chở container bằng các loại tàu không chuyên dụng. Đ♑ây là các loại tàu không được thiết kế để chuyên chở container, và sẽ khô🅺ng thể đảm bảo an toàn cho chuyến tàu và thủy thủ đoàn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.
Lê Huy (theo Splash 247)