Phần Lan và Thụy Điển cùng nhau từ bỏ hàng thập kỷ chính sách không liên minh quân sự và nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022, vài tháng𓆏 sau khi Nga mở chiến dịch ở Ukraine.
Hai nước cam kết sẽ cùng nhau trở thành thành viên NATO để đảm bảo an ninh, nhưng tiến trình gia nhập bị đình trệ do vấp phải sự phản đối của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, sau gần một năm, Phần Lan đã quyết định đơn phương gia nhập khối, bỏ lại Thụy Điển khi quốc gia này vẫn chưa được Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh, bất chấp những nỗ lực thuyết phꦏục và đàm phán của Stockholm và phương Tây.
Giới chuyên gia cho rằng quá trình chờ đợi của Thụy Điển kéo dài 🎃c🔴àng lâu, quốc gia này càng đối mặt nhiều vấn đề an ninh nghiêm trọng, khi họ đã từ bỏ chính sách trung lập, nhưng lại chưa được bảo vệ bởi Điều 5 của hiệp ước NATO.
"Nếu sự chậm trễ này chỉ vài tháng, đó là nỗi xấu hổ với cả Thụy Điển lẫn NATO, nhưng chưa thực sự là vấn đề lớn",ꦗ Robert Dalsjo, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI), nói. "Nếu tình trạng bế tắc kéo dài hơn, nó có thể gây rắc rối cho kế hoạch quốc phòng của cả h🌃ai bên".
Jacob Westberg, phó giáo sư về nghiên cứu chiến tranh tại Đại học Quốc phòng Thụy Điển, lưu ý rằng dù Stockholm thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với NATO, việc chưa được kết nạp khiến họ 🐲không thể tham gia đầy đủ vào kế hoạch quốc phòng của khối.
Điều này khiến Thụy Điển gần như bị gạt ra bên lề trong các hành động của NATO. Nếu liên minh cần nhanh chóng triển khai nguồn lực quân sự tới các nước vùng Baltic và Phần Lan, "họ sẽ phải hoạt động bên ngoài lãnh thổ Thụy Điển", ꦜkhiến nỗ lực bị chậm trễ hơn, theo Westberg.
Ông thêm rằng tr⭕ong các trường hợp khẩn cấp, NATO không thể dựaꦗ vào nguồn lực quân sự của Thụy Điển, như hạm đội tàu ngầm ở Biển Baltic hay phi đội tiêm kích JAS Gripen.
Các nhà phân tích từ lâu chỉ ra tầm quan trọng về mặt địa lý của Thụy Điển trong trường hợp xảy ra xung đột ở Bắc Âu, với đảo Gotland được mô tả như "tàu s🃏ân bay không thể chìm" ở biển Baltic.
Thủ tướng Tꦜhụy Điển Ulf Kristersson tháng trước nói rằng đất nước của ông "sẽ an toàn hơn" khi Phần Lan gia nhập NATO. "Hãy nhìn bản đồ xem. Chúng tôi được bao quanh bởi các nước thành viên NATO", Kristersson nói, nhấn mạnh những đảm bảo an ninh mà một số nước NATO, trong đó có Mỹ và Anh, cung cấp cho Thụy Điển.
Nhưng giới quan sát cho r🅘ằng đây chỉ là một tuyên bố kiểu "tự trấn an" của Thụy Điển. Khi chưa là thành viên NATO, Thụy Điển sẽ không được bảo vệ theo nguyên tắc phòng thủ tập thể của liên minh, điều sẽ là nguy cơ lớn nếu xung đột nổ ra.
Là quốc gia Bắc Âu duy nhất không thuộc NATO, Thụy Điển sẽ trở thành "lợi ích chiến lược q🔯uân sự" với Nga trong trường hợp xảy ra xung đột. "Nguy cơ tổn thương về chính sách an ninh và quân sự của chúng tôi sẽ gia tăng", báo cáo của quốc hội Thụy Điển từng nêu.
Westberg đặc biệt lưu ý rằng kế hoạch phòng thủ ch🀅ung giữa T✤hụy Điển và Phần Lan, xây dựng từ năm 2014, sẽ không thể tiếp tục như cũ sau khi Helsinki gia nhập NATO. Là một thành viên của liên minh, Phần Lan sẽ phải ưu tiên các nghĩa vụ quân sự của họ đối với khối.
Dù Thụy Điển trải qua khoảng 200 năm đứng ngoài các liên minh quân sự, Westberg cho biết quốc gia Bắc Âu giờ đây không có năng lực qไuân sự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong những năm 1950, Thụy Điển dành 4% GDP cho ngân sách quốc phòng, nhưng liên tục cắt giảm khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhiều thập kỷ sau, Thụy Điển quay lại đầu tư cho quốc phòng, nhưng ở mức độ thấp hơn. Năm ngoái, Thụy Điển thông báo kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP nhanh♎ nhất có thể.
Ngoài những trở ngại về hoạch định chiến lược quân sự trong tương lai, bất đồng về quá trình gia nhập của Thụy Điển có thể phơi bày rạn nứt trong liên minh NATO, theo Anna Wieslander, giám đốc khu vực Bắc Âu t𒊎ại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương.
"Nếu NATO không tìm được cách để kết nạp Thụy Điển, họ sẽ tự thể hiện mình là một liên minh quân sự yếu🍷 ớt", Wieslander nói, thêm rằng tình trạng chia rẽ kéo dài trong nội bộ khối cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực hỗ trợ Ukraine.
NATO từ lâu tuyên bố rằng đoàn kết là sức mạnh lớn nhất của khối trong các cam kết ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, sự phản đối kiên 🌌quyết từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hun🍨gary với đơn xin gia nhập của Thụy Điển cho thấy các vết nứt đang ngày càng lan rộng trong khối.
Thổ Nhĩ Kỳ tỏ rõ nỗi bất bình với Thụy Điển sau khi nước này từ chối dẫn độ hàng chục nghi phạm liên quan tới vụ đảo chính bất thành năm 2016 cũng n♏hư lực lượng người Kurd, nhóm mà Ankara xem là 💮khủng bố.
Quan chức phương Tây từng lạc quan rằng Thụy Điển sẽ gia nhập NATO trước thềm hội nghị thượng đỉnh của liên minh vào tháng 7 ở Vilni♍us, Litva.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa cho thấy dấu hiệu sớm phê duyệt cho Thụy Điển. Nhiều người suy đoán rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang cố tình trì hoãn quá trình phê duyệt vì lý do chính trị, khi Thổ Nhĩ Kỳ sắp tổ 💮chức bầu cử.
"Tôi nghĩ ông Erdogan xem đây là tình huống đôi bên cùng có lợi, đặc biệt vào thời điểm vài tuần trước cuộc bầu cử. "Việc trì hoãn phê duyệt đơn gia nhập NATO của Thụy Điển có thể giúp ông Er🧸dogan thể hiện bản thân là một lãnh đạo cứng rắn", Mathieu Droin, chuyên gia NATO tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, nói.
Các nhà ngoại giao NATO hy vọng Tổng thống Erdogan sẽ thúc đẩy quá trình phê duyệt Thụy Điển nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử vওào tháng tới, nhưng hiện chưa có gì đảm bảo cho khả năng n♒ày.
Trong khi đó, Zoltan Kovacs, người phát ngôn chính phủ Hungary, tuyên bố họ "có rất nhiều bất bình cần được giải quyết" trước khi phê duyệt cho Thụy Điển vào NATO. Thủ tướng Viktor Orban cáo buộc Stockholm lan truyền "những lời dối trá tr𒉰ắng trợn" về đất nước của ông.
"Đây là phần rất căng thẳng, khiến chúng ta không thể nói chính xác mốc thời gian Thụy Điển có thể gia nhập NATO", Elisabeth Braw, ⛎chuyên gia về các vấn đề quốc phòng châu Âu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói. "Phần lớn rào cản đến từ các vấn đề chín🌃h trị, khiến nó trở nên rất khó đoán".
Thanh Tâm (Theo AFP, The Hill)