Ra mắt lần đầu vào năm 1987, tiểu thuyết Rừng Nauy đã gây chấn động cho hàng trăm triệu độc giả trên khắp thế giới không chỉ bởi tính dục quá mạnh mẽ được thể hiện trong từng câu chữ, mà còn vì câu chuyện trong đó chính là cuộc đời của biết bao thanh niên Nhật Bản nói riêng và những người trẻ trên thế giới nói chung. Rừng Nauy đã đưa nhà văn Haruki Murakami trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Nhật Bản. Hơn 20 năm sau, đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng đã giành quyền thực hiện bộ phim chuyển thể từ tác phẩm kinh điển này, sau khi mất tới 4 năm thuyết phục tác giả. Phim điện ảnh Rừng Nauy đã gây được tiếng vang khi trình chiếu lần đầu tại LHP Quốc tế Venice 2010. Tuy nhiên, khi được phá𒁃t hành rộng rãi tại các rạp chiếu, phim đã gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Nhữnℱg khuôn hình đẹp của 'Rừng Nauy' phiên bản điện ảnh. |
Trần Anh Hùng vẫn giữ câu chuyện gốc trong tiểu thuyết nhưng đã xáo trộn các mốc thời gian và kể lại Rừng Nauy bằng ngôn ngữ điện ảnh của chính mình. Phim lấy bối cảnh nước Nhật vào những năm 1960, khi xã hội đang nổ ra những cuộc cách mạng chống lại lề lối cổ hủ và những định kiến tồn tại trong thời kỳ cũ. Nhân vật chính là chàng thanh niên sắp tròn 20 tuổi Watanabe Toru. Sau khi người bạn thân Kizuki tự tử lúc mới 17 tuổi, Toru rời quê nhà lên Tokyo bắt đầu một cuộc sống mới. Tại đây anh tình cờ gặp lại và đem lòng yêu Naoko - bạn gái của cậu bạn thân đã qua đời. Sau lần đầu gầ🍸n gũi Toru trong đêm sinh nhật, Naoko đột ngột bỏ đi và để lại trong chàng trai trẻ bao điều nghi vấn.
Trong lúc đang chìm đắm vào biết bao câu hỏi chưa có lời giải đáp, Toru lại bị thu hút bởi Midori - cô bạn cùng lớp. Mạnh mẽ, lạc quan, đầy khao khát và căng tràn nhựa sống - Midori là hình ảnh trái ngược hoàn toàn với một Naoko yếu đuối, nhạy cảm, mang đầy đau thương. Toru rơi vào mê cung tình cảm với hai người con gái và chênh vênh không biết lựa chọn bên nào. Naoko phải điều trị tâm lý tại khu nhà nghỉ Ami ở gần Kyoto và Toru chính là nguồn động lực lớn lao giúp cô chữa bệnh. Còn Midori dù đã có bạn trai, vẫn dành tình c෴ảm cho Toru và càng lúc càng mꦬuốn gắn bó với cậu. Chàng trai trẻ mải miết đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình - "I wonder where I am now" (Tôi băn khoăn không hiểu mình đang ở đâu), lời của Watanabe Toru.
Điểm ấn tượng đầu tiên của Rừng Nauy chính là cách kể chuyện mượt mà bằng hình ảnh của Trần Anh Hùng. Cũng giống như những Mùi đu đủ xanh, Xích lô hay Mùa hè chiều thẳng đứng trước đây, vị đạo diễn người Pháp gốc Việt tiếp tục khiến người xem phải trầm trồ trước những khuôn hình trau chuốt ở từng đường nét và tinh tế ở cách dàn cảnh, sử dụng ánh sáng, góc máy. Rừng Nauy giống như một bức tranh mà khi nhìn vào đó, người xem có thể cảm nhận được mùa hè với dòng suối tro♏ng lành, mùa thu với từng cơn gió rì rào qua đồng cỏ xanh mướt hay mùa đông lạnh buốt với triệu triệu bông tuyết tuôn rơi trên một khoảng không gian rộng lớn. Màu sắc được thể hiện ở mỗi mùa cũng rất rõ nét và rực rỡ.
Watanabe Toru và Naoko trong 'Rừng Nauy' của Trần Anh Hùn🃏g. |
Từng khuôn hình của Rừng Nauy đều toát lên một vẻ man mác, ướt át và mang đầy chất thơ, kể cả những cảnh làm tình. "Lần đầu tiên" của Toru và Naoko là khi ngoài trời đổ cơn mưa. Hai con người trong tư thế trần trụi đang mải mê khám phá một thứ cảm xúc kỳ lạ trong đêm tối, tiếng thở gấp của họ trong căn phòng tĩnh lặng hòa chung với tiếng mưa rên ngoài hiên là một trong những hình ảnh "truyền cảm" nhất của Rừng Nauy. Khi mùa đông đến và Toru tới thăm Naoko, cả hai lại bộc lộ những tình cảm nồng nhiệt của mình trong căn phòng lạnh lẽo, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Có thể nói phần nào Trần Anh Hùng đã thành công trong việc đưa những dòng chữ từ t🔜iểu thuyết trở thành những khuôn hình đẹp đẽ.
Tuy nhiên, tiểu thuyết Rừng Nauy là một tác phẩm khó chuyển thể vì sự dẫn dắt cảm xúc người đọc qua cách kể văn chương của tác giả Haruki Murakami đã để lại những ấn tượng quá mạnh mẽ và khó có thể thay thế được. Chính vì vậy, Rừng Nauy của Trần Anh Hùng là một bộ phim khó xem, đặc biệt là đối với những khán giả chưa và không quen với phong cách điện ảnh của vị đạo diễn này, cũng như chưa hề đọc qua cuốn tiểu thuyết gốc. Với những khán giả phổ thông thì Rừng Nauy dường như là một thử thách cho sự kiên nhẫn trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trong rạp chiếu. Nhịp điệu chậm rãi, tiết tấu có phần lộn xộn tạo cảm giác hoang mang,🌸 khiến nhiều người xem không hiểu mình đang theo dõi cái gì, tại sao nhân vật lại có hành động như vậy...
Các nhân vật nữ được xây dựng có tính cách không rõ ràng. Nỗi đau đớn và sự tổn thương về mặt tâm lý của Naoko không được khai thác triệt để. Sự bất ổn tới mức quá đáng của cô cũng chưa thuyết phục được người xem. Đọng lại sau câu chuyện tình Naoko - Toru chỉ là sự day dứt của chàng trai trẻ không nỡ xa cô gái mà bản thân mình cảm thấy phải có trách nhiệm. Trong khi đó, Midori lại quá ngây thơ và non nớt một cách khiên cưỡng, và gần như bị "lép vế" trước Naoko. Tuy nhiên, nhân vật gây "hẫng" nhất ở phiên bản điện ảnh chính là Reikoღ - cô giáo dạy nhạc và làℱ người thân thiết nhất với Naoko ở trại điều dưỡng. Toàn bộ quá khứ và cá tính của nhân vật này trong tiểu thuyết đã gần như bị xóa sạch khiến cho Reiko đúng nghĩa là một vai phụ nhạt nhòa và không có điểm nhấn.
Đạo diễn Trần An♔h Hùng và diễn viên nam chính Matsuyama Kenichi trên trường quജay. |
Tính dục trong Rừng Nauy cũng chưa đi đến tận cùng cảm xúc. Các cảnh nóng được tiết chế hết mức có thể và chủ yếu những cái "nhạy cảm" chỉ được thể hiện qua lời thoại. Chính vì vậy, khán giả nào mong muốn được thấy sự "táo bạo" trong những câu chữ của Murakami thể hiện thế nào về mặt hình ảnh thì ℱcó thể từ bỏ ngay ý định đó. Các cảnh nóng được quay quá đẹp, quá trau chuốt nên tạo một cảm giác sắp đặt và không "꧙thật", không chạm được vào trái tim của người xem.
Phần âm nhạc của Rừng Nauy cũ🐷ng gây nhiều tranh cãi. Trong nửa đầu phim, tiếng guitar và những giai điệu Rock and Roll được lồng ghép thích hợp khiến người xem cảm thấy rất dễ chịu, nhưng càng về sau việc lạm dụng âm nhạc đã trở nên phản tác dụng. Trong một trường đoạn thể hiện sự đau khổ của Toru, trong khi hình ảnh chưa "tới" thì những âm thanh day dứt, da diết đã vang lên, dường như muốn áp đặt người xem phải như thế nào, phải ra sao dù cảm xúc là thứ không thể "b🤪ắt mà được".
Điều đọng lại khi những giai điệu bất hủ Norwegian Wood của nhóm The Beatles cất lên và phim kết thúc là một nỗi nghẹn ngào, một dấu lặng với bao nỗi niềm băn khoăn mà mỗi người xem đều có một câu trả lời riêng biệt. Nói tóm lại, để có thể đón nhận được Rừng Nauy của Trần Anh Hùng thì tất cả khán giả phải quên hẳn câu chuyện trong tiểu thuyết và đón nh🍃ận như một tác phẩm đứng độc lập hoàn toàn thì mới có thể "cảm" được.
Phim nhận được hai luồng ý kiến trái chiều sau khi công chiếu. Một nửa bày tỏ sự thất vọng và cho rằng Rừng Nauy chẳng khác nào một bức tranh đẹp nhưng vô hồn, trong khi nửa còn lại cảm thấy hài lòng với những cảm xúc mà phim đem lại. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực phi thường và kỳ công của Trần Anh Hùng trong việc cống hiến cho khán giả một "phiên bản hình ảnh đẹp của cuốn tiểu thuyết" như lời của dịch giả Trịnh Lữ, người đã dịch Rừng Nauy sang tiếng Việt, phát biểu sau khi thưởng thức bộ 🤡phim.
Rừng Nauy trình chiếu tại Việt Nam từ ngày 31/12.
* Hình ảnh trong phim |
* Trailer 'Rừng Nauy' |
Nguyên Minh