Thời gian gần đây, nhiều người dân địa phương phản ánh kh𒆙u rừng ở di tích đồi A Bia hay còn là "đồi ꦍthịt băm - hamburger hill" thuộc địa bàn xã Hồng Bắc, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị chặt phá ℱnghiêm trọng.
Nhìn từ ngoài vào, đồi A Bia là một khu rừng xanh tốt, tán cây b🌺ao phủ nhưng khi le𝓰o từng bậc cấp để lên nhà bia tưởng niệm đặt ở đỉnh đồi, du khách dễ dàng nhìn thấy nhiều cây cổ thụ hai bên đồi đã bị đốn hạ. Phía dưới các gốc cây vẫn còn các phách gỗ mà lâm tặc chưa kịp vận chuyển đi, vết cưa còn mới.
Theo người dân địa phương, bên cạnh tình trạng chặt cây lấy gỗ, nhiều diện tích rừng tự nhiên ở đây còn bị đốn ꧅hạ, đốt phá để làm nương rẫy♕ trồng ngô, keo tràm.
Ông Lê Nhân Đức - Hạt trưởng Hạt kiểm lâ🐭m A Lưới cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện 6 vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng tại khu vực rừng đồi A Bia với diện tích một ha; đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng đối với một trường hợp chặt phá, lấn chiếm đất rừng.
Ông Đức thông ti𝕴n thêm, toàn huyện A Lưới có hơn 100.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tại xã Hồng Bắc hơn 3.100 ha.
"Do nhu cầu về đất sản xuất cũng như giá gỗ đắt đỏ, lợi dụng đêm khuya, cán bộ kiểm lâm mỏng, một số người dân đã vào khu vực đồi A Bia chặt phá, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy", ông Đức nói và cho biết, đơn vị đã nỗ lực thông tin cho người dân về lợi ích của việc bảo vệ rừng để cùng với cơ quan chức năng ngăn chặn♚ lâm tặc, ℱhạn chế tình trạng൲ chặt phá, lấn chiếm đất rừng tại đồi A Bia.
Đồi A Bia là điểm cao nhất (937m) nằm giữa vùng rừng núi trùng điệp gần biên giới Việt-Lào. Từ n🌳gày 10/5 đến ngày 20/5/1969, trận chiến A Bia nổ ra khi Mỹ tập trung lực lượng gần 2.000 quân dưới sự yểm trợ mạnh của không quân, pháo binh, xe tăng để đánh chiếm cao điểm này do 2 tiểu đoàn quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ.
Lợi dụng địa thế hiểm trở cùng thời tiết khắc nghiệt của rừ🉐ng núi, các đơn vị bộ đội Việt Nam đã chủ động tấn công cuộc hành quân của lính Mỹ. Ng𒁃ọn đồi này sau trận đánh được lính Mỹ gọi là “đồi thịt băm ✨- hamburger hill" như một cách thể hiện độ khốc liệt và thương vong cao của họ.
Võ Thạnh