Tổng thống Donald Trump dự kiến hôm 8/12 ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đảm bảo người Mỹ được ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19, các quan chức cấp cao trong chính quyền tiết lộ. Sắc lệnh sẽ hướng dẫn các cơ quan chính phủ cách cung cấp vaccine cho những nước khác, sau khi nhu c💜ầu tại Mỹ đã được đáp ứng.
Tuy nhiên, khi đượꦍc đề nghị làm rõ về sắc lệnh𓃲 này, ông Moncef Slaoui, người được Trump bổ nhiệm làm cố vấn khoa học trưởng của Chiến dịch Thần tốc, chiến dịch phát triển vaccine Covid-19 của chính quyền Mỹ, tỏ ra bối rối.
"Thành thật mà nói, tôi không hiểu và sẽ không can dự vào chuyện này, cũng không thể bình luận. Tôi thực sự không hiểu", ông Slaoui trả lời phỏng vấn trên kênh ABC. "Chúng tôi c൩ó các kế hoạch. Chúng tôi cảm thấy có thể cung cấp vaccine khi cần thiết, nên tôi không biết chính xác mệnh lệnh này nói về điều gì".
Hiện chưa rõ lý do phải cần tới một sắc lệnh hành pháp để đảm bảo vaccine được phân phối trong nội địa Mỹ trước. Một số ý kiến đánh giá động thái này dường như nhằm nhấn mạnh chính sách "nước Mỹ trên hết" của Trump trước khi Tổn🤪g thống đắc cử Joe Biden tiếp quản quy𒆙ền lực.
Trump, người hứng chỉ trích gay gắt vì cách phản ứng với đại dịch, được cho là muốn nhận công lao phát triển và phân phối vaccine nhanh chóng. Trên thực tế, các nhà sản xuất vaccine Covid-19 đã thỏa thuận về việc cung cấp sản phẩm với những nước khác nên chưa rõ sắc lệnh của Truꦡmp sẽ được thực thi như thế nào.
Scott Gottlieb, cựu giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), suy đoán chính quyền Trump có thể hối thúc một số cơꦏ quan nhằm buộc các nhà sản xuất phá bỏ thỏa thuận phân phối vaccine cho những nước khác. Tuy nhiên, Gottlieb cảnh báo "các quốc gia mua vaccine là 📖đồng minh thân cận của Mỹ", và Mỹ cũng cần dựa vào họ như một phần của "chuỗi cung ứng toàn cầu" trong thời gian tới.
Sắc lệnh của Trump được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng chuẩn bị tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về vaccine, nơi Trump được cho là sẽ chúc mừng các quan chức thuộc Chiến dịch Thần tốc, cùng những người khác cũng đóng góp vào nỗ lực nghiên cứu vaccine Covid-19 của Mỹ. Tuy nhiên, P☂fizer và Moderna, hai công ty Mỹ phát triển các loại vaccine đã được ghi nhận hiệu quả 95%, từ ch꧂ối lời mời tham dự.
Trong khi đó, Anh hôm nay đã bắt đầu quá trình tiêm chủng cho người dân bằng vaccine của Pfizer-BioNTech, sau khi chính phủ nước này hôm 2/12 quyết định cấp phép sử dụng. Hai công ty cũng đã nộp đơn xin phê duyệt lên Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), đồng thời cho biết nếu được EMA chấp thuận, vaccine có khả năng được đưa ra thị trường châu Âu "trước cuối n𝔍ăm 2020".
Ánh Ngọc (Theo Politico)