Tôi đưa con gái lớn tới thư viện, bé tự đến qu🐷ầy sách có ghi độ tuổi của mình và chọn sách mình thích. Với cậu con trai, hai bố con lướt 💝nhà sách trực tuyến để đặt các ấn phẩm được đánh dấu "tập đọc - cấp độ 1" - tức là sách dành cho trẻ sắp hết mẫu giáo để vào lớp một.
Như nhiều bố mẹ khác, tôi vẫn thường chia sẻ, trao đổi cùng các con về những cuốn sách các cháu được giaoಌ đọc - một hoạt động bổ ích diễn ra phổ biến tại nhiều trường học trong các kỳ nghỉ lễ. Nhiệm vụ đồng hành cùng con diễn ra khá đơn giản và tôi cũng không phải băn khoăn gì về nội dung các tác phẩm mà con♛ mình đã chọn.
Mới đây, khi cùng con đọc sách, một phụ huynh Trường Quốc tế TP HCM đã rất bức xúc với một tác phẩm miêu tả cảnh quan hệ tình dục của hai nam thiếu niên, mà con chị được cô giáo phát cho - Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (tên gốc "On Earth We’re Briefly Gorgeous" của Ocean Vuong). Chị gọi đây là cuốn sách có "nội dung khiêu dâm", khiếnಌ con chị bị "đầu độc về mặt tinh thần".
Sự việc khiến nhà trường phải thu hồi toàn bộ sách đã phát cho học sinh lớp 11 trước đó và tiến hành đánh giá xem xét lại quy trình giới thiệu tác phẩm đến học 🅘sinh. Tại sao lại xảy ra cớ sự này?
Tại Pháp từ năm 1949, Luật Xuất bản cho giới trẻ đã quy định những ràng buộc với các ấn phẩm liên quan tới từng mức độ tuổi cụ thể nhằm bảo vệ giới trẻ khỏi những nguy hại về thể chất lẫn tinh thần. Luật được thực thi thông qua Ủy ban Giám sát và Kiểm soát các Xuất bản dành cho Trẻ em và thiếu niên - cơ quan có danh sách các tiêu chí được dùng để phân loại sách theo độ tuổi. Luật và các tiêu chí của Ủy ban cũng liên tục được sửa đổi, cập nhật theo tình hình thời đại. Các nhà biên tập phải đề rõ độ tuổi khuyến cáo trên bìa sách. Nếu bìa sách không có độ tuổi khuyến cáo, sách được xem là không phù hợp cho trẻ, hay chỉ dành cho ngườ🦩i lớn. Bên cạnh đó, mỗi nhà xuất bản hay mỗi hiệp hội xuất bản sẽ có những quy tắc riêng để phân loại sách theo độ tuổi trẻ em một cách chặt chẽ hơn.
Căn cứ vào những nhãn được ghi trên bìa sách, phụ huynh hay nhà trường có thể qu💛yết định các đầu sách cho trẻ. Nhờ vậy, vai trò của người lớn - bao gồm gia đình và nhà trường - sẽ trở nên đơn giản hơn với việc chỉ tập trung đánh giá chất lượng và giá trị của tác phẩm. Ngoài ra, việc phân loại sách trẻ em theo độ tuổi dựa trên quy định khun𓆉g của luật pháp giúp tránh những tranh cãi về sự phù hợp trong từng sự việc riêng lẻ.
Việt Nam cũng có quy định về xuất bản phẩm dành cho trẻ em trong Thông tư 09/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, các sách dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ độ tuổi của đối tư꧅ợng phục vụ tại bìa 4 và tại trang tên sách. Có ba nhóm độ tuổi chính gồm dưới sáu tuổi, từ sáu đến dưới 11 tuổi, từ 11 đến dưới 16 tuổi. Cục Xuất bản, In và Phát hành chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định.
Nhưng theo trải nghiệm riêng của tôi trong những lần tới nhà sách, các sách có dán nhãn về độ tuổi thường tập trung ở nhóm dưới 6 tuổi. Rất nhiều sách, trong đó có những tác phẩm văn học nổi tiếng, có thể phù hợp hoặc không với tuổi thiếu niên, không hề được dán nhãn. Điều này vô hình trung khiến người đọc lơ là với việc để ý đến tính phùℱ hợp của tác pဣhẩm với lớp độc giả này.
Những trang sách được chụp lại trong cuốn "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" đưa cuộc tranh cãi đi xa hơn, rằng đây có phải là sách khiêu dâm hay không. Tác phẩm văn học này ngay từ khi ra đời đã nhận được những đánh giá tốt. Bản dịch tiếng Việt cũng đoạt giải "S🌸ách hay 2022".
Nhưng vấn đề không nằm ở giá trị 💫văn chương của tác phẩm. Vấn đề chỉ là có phù hợp với độ tuổi học sinh lớp 11 hay không.
Nếu như tất cả sách phù hợp với độ tuổi thiếu niên đều được dán nhãn, việc không dán nhãn sẽ đồng nghĩa tác phẩm không phù hợp với học sinh lớp 11. Tuy nhiên, sự thiếu nhãn tuổi khiến cho cả nhà trường và phụ huynh đều thiếu căn cứ pháp lý để phán định sự việc là đúng hay saiඣ, nên hay không. Cuốn sách - theo Nhà trường - được giới thiệu bởi tổ chức Tú tài Quốc tế - vốn xuất phát từ Thụy Sĩ. Do đó, nội dung tác phẩm có thể phù hợp với độ tuổi 17 trong các nền văn hóa Tây phương. Nhưng ở góc nhìn phụ huynh và văn hóa Á đông, có thể những n☂ội dung ấy hoàn toàn không phù hợp hoặc mang tính đồi trụy với lứa tuổi đó. Phụ huynh cho con học trường quốc tế, với mong muốn con tiếp cận nền giáo dục theo định hướng phương Tây, không đồng nghĩa họ cũng sẵn sàng cho con đón nhận mọi khác biệt với văn hóa Á đông - không gian mà đứa trẻ đang sinh trưởng. Tuy nhiên, như tôi đã nói, tất cả đều là đánh giá chủ quan và thiếu căn cứ pháp lý.
Ở góc độ quản lý, câu chuyện từ Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian đã làm🍬 lộ r𒊎a một khoảng trống mênh mông về nhãn tuổi với sách, đặc biệt là sách dành cho tuổi vị thành niên.
Thói quen của người đọc sách sẽ đến từ những quy chuẩn được áp dụng nghiêꦐ൲m ngặt. Nó cũng sẽ trở thành căn cứ cho mọi tranh cãi do khác biệt góc nhìn.
Võ Nhật Vinh