Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến bàn luận về chủ đề môn Lịch sử, từ việc hàng nghìn điểm liệt trong kỳ thi đại học, việc Quốc hội ra ng🎐hị quyết giữ môn Lịch sử, cho đến chương trình giáo dục phổ thông mới xếp Lịch sử vào môn tự chọn. Là một người yêu lịch sử, đọc các ý kiến của các độc giả, tôi xin góp vài lời như sau:
Thứ nhất, sách giáo khoa hiện nay trình bày đầy đủ các dữ kiện lịch sử, nhưng quá khô cứng, không có điểm nhấn, khiến học sinh khó nhớ và dẫn đến không thích học. Theo tôi, muốꦿn học sinh yêu Sử thì phả🎶i viết sách giáo khoa theo chủ đề: để học sinh tìm hiểu, được đánh giá sử liệu, nêu quan điểm về chủ đề lịch sử được đề cập.
Xin lấy ví dụ: Tại sao không cho học sinh tìm hiểu lịch sử theo các chuyên đề như các triều đại phong kiến Việt 🔯Nam trong lịch sử (bối cảnh ra đời, thành tựu, thời gian...); hay khoa cử Việt Nam qua các triều đại; quốc hiệu; kinh đô, thương cảng, kinh thành qua các thời kỳ lịch sử; các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lịch sử tư tưởng Việt Nam; nghệ thuật kiến trúc; những anh hùng🐼 kiệt xuất của dân tộc qua các triều đại...?
Thời kỳ hiện đại, có thể học các chuyên đề như: Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội (diễn ra khi nào, chủ trươ𒆙ng chính của đại hội); các chiến dịch, chiến lược chống thực dân Pháp; tại sao phải đổi mới, thành t🐲ựu; đường Trường sơn huyền thoại, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; lịch sử kinh tế Việt Nnam, lịch sử giai cấp công nhân, lịch sử văn hóa... Nếu được đề cập theo chuyên đề chắc chắn học sinh sẽ dễ dàng theo dõi hơn.
>> 'Những tiết học Sử buồn ngủ vì t☂hầy cô dài dòng, sác🎐h vở'
Tôi nghĩ rằng, nếu tiếp cận theo hướng này, học sinh sẽ hứng thú hơn, sẽ chủ động tìm hiểu lịch sử, thay vì tranh luận hơn chục năm nay mà không thấy lối thoát. Vấn đề ở đây là tại người viết chương trình, sách giáo khoa, hay phương pháp giảng dạy chưa ổn? Nhiều người cho rằng phải bắt đầu từ đổi mới phương pháp dạy Sử, nhưng tôi cho rằng phương pháp thì cũn💃g phải bắt đầu từ sách giáo khoa. Vì thiết kế, nội dung sách giáo khoa như thế nào, giáo viên buộc phải dạy theo như vậy. Còn hiệu quả tiếp thu của học sinh bao năm qua thế nào thì chúng ta đã rõ.
Hoặc nên chăng, cần đưa môn Tiến trình lịch sử Việt Nam vào giảng dạy ở tất cả cấp học từ trung cấp đến đại học, vì lứa tuổi này trưởng thành, bồi dưỡng lòng yêu nước là rất cần thiết thậm chí rất hiệu quả mà không ai có thể phê 𒊎bình.
Tất nhiên, có nhiều kênh để giáo dục lịch sử, nhưng xem ra lần này số đông đang ủng hộ giữ môn lịch sử như mạch nguồn của dân tộc. Lịch sử dân tộc để lại cho ta những bài học quý giá, nếu để môn lịch sử thành môn tự chọn mà có trường không em nào chọn thì thật đáng lo ngại. Hậu quả nếu không ai chọn Sử vì định hướng nghề nghiệpꦦ thì liệu kiến thức thời kỳ trung học cơ cở có đảm bảo không? Rồi 10 năm sau, chúng ta có gi🧔ống Hàn Quốc không?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.