Cái gì cũng có hai mặt của nó. Sách cũng có sách hay sách dở. Điện t♋hoại chỉ là phương tiện liên lạc, tự nó không thể quyết định được sự hay dở của quyển sách. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin mang thông tin đến từng cá nhân thông qua đủ thứ phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính, máy tính bảng là sự tiện lợi trước nay chưa từng có. Vấn đề là chúng ta sử dụng các phương tiện thông tin này như thế nào cho💮 có lợi?
Tôi tự nghĩ, vì sao chúng ta không lập thư viện online v෴ới những tựa sách hay, có ý nghĩa, có giáo dục, có tính nhân văn? Vì sao chúng ta không thể phân loại sách theo lứa tuổi trong cái thư viện online ấy? Vì sao chúng ta không thể "nhét" tất cả sách giáo khoa phổ thông vào thư viện online (học sinh không phải "gùi thồ" cả chục ký sách khi đi học)? Vì sao chúng ta không thể tuyển chọn giáo viên giỏi với những bài giảng mẫu mực rồi đưa vào thư viện online (học sinh sẽ chỉ đến trường để thực hành chứ không phải༺ để nghe giảng lý thuyết)? Vì sao...? Và còn nhiều ý tưởng lắm!
Điều quan trọng, chỉ cần xử lý vấn đề bản quyền là mọi ý tưởng đều khả thi. Tôi chơi game nạp thẻ và ý thức được họ giải quyết vấn đề bản quyền ấy như thế nào? Thế thì chúng ta vì sao không có thư viện online nạp thẻ? Một đồng cho mỗi trang sách bất kỳ có đắt không? 100 đồng cho mỗi giờ nghe giảng có đắt không? Cả đời học sinh phải đọc bao nhiêu trang sách, phải nghe giảng bao nhiêu giờ, nhân với tổng số học sinh theo lứa tuổi sẽ ra bao nhiêu tiền? Số tiền ầy có đủ để nuôi những người chép sách lên mạng, những giáo viên tham gia các buổi dạy lý thuyết không? Bài toán số học này không khó để tính.
>> Trẻ em có thể học hỏi được gì từ smartphone?
Rồi đến một lúc nào đó, có lẽ sẽ không cần trường học tập trung nữa. Học sinh sẽ nghe giảng lý thuyết ở nhà, đến một trung tâm sư phạm nào đó để thực hành và lấy chứng chỉ. Xác nhận chứng chỉ xong mới được học bài học tiếp theo. Sẽ không cứ nhất định 6 tuổi phải học lớp một, 7 tuổi học lớp hai,.... Tùy theo khả năng tiếp thu của học sinh với bộ môn nào mà có học sinh học lớp cao nhưng tuổi vẫn còn nhỏ. Ví dụ, một học sinh 10 tuổi đang học lớp 5 vì yêu thích say mê môn toán mà có thể học đến toán lớp 12, trong khi các môn khác vẫn đang học lớp 5. Như vậy, có phải là chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra năng k꧅hiếu của học sinh không?
Tương tự với đào tạo đại học. Trường học sẽ chỉ còn là nơi thực hành với những phương tiện mà cá nhân, hộ gia đình không thể trang bị. Và rồi chúng ta có thể sẽ có những học sinh 18 tuổi vừa tốt nghiệp phổ thông vừa tốt nghiệp đại học, những vị tiến sỹ tuổi chưa quá 30. Ai thích làm nghề gì tự thoải mái chọn nghề mà học miễn sao thi đầu ra đậu thì thôi. Thi đầu ra sẽ có những hội đồng khảo thí khác nhau với bài thi khó/ dễ và chấm thi nghiêm khắc/ ít nghiêm khắc. Học sinh nào tự thấy mình có học lực như thế nào thì chọn hội đồng khảo thí tương ứng với sức học. Các doanh nghiệp cũng sẽ ưu tiên tuyển dụng nhân lực có bằng do hội đồng khảo🐟 thí nào cấp. Rất tự do, đúng không nào?
Tự nhiên, ai giỏi, ai dở nhìn bằng cấp là biết. Sẽ vĩnh viễn không còn chuyện "học tài thi phận" nữa. Những ý tưởng này cũng không phải là mới lạ cao siêu gì.🐠 Vài quốc gia đã bắt đầu áp dụng rồi. Còn chúng ta? Chẳng lẽ đợi cả thế giới áp dụng rồi chúng ta mới áp dụng?
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Kỹ sư ngày nay kꦆhông cần biết rộng, chỉ cần hiểu sâu▨'
>> Thói quen '﷽ăn sẵn' khiến nhiều người Việt chỉ mải học khô𒁏ng lo hành
>> Tôi không bao giờ nhảy việc chỉ vì đồng lương to
Tất nhiên trong cái lợi vẫn có cái hại. Học tự do như thế thì gia đình nào nghiêm khắc (bất kể giàu nghèo) sẽ có con em học giỏi và ngược lại. Sẽ có những học sinh hơn 30 tuổi vẫn chưa tốt nghiệp phổ thông vì gia đình thoải mái cho chúng tiền để ăn chơi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ phải lo đến chuyện "học giả bằng thật", "chạy trường chạy bằng". Có như thế mới xứng với câꩲu tục ngữ "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".
Tình trạng học hành hiện nay vẫn cứ muôn thuở với cào bằng cấp lớp, gian lận thi cử, học nhiều xài chẳng bao nhiêu, tiêu chuẩn vùng sâu vùng xa dẫn đến thi cử thiếu công bằng, học thêm dạy thêm tràn lan,... K🧔hông có phương tiện thông tin thì đành thôi, nhưng có mà không biết cách sử dụng thì còn đổ thừa vào đâu?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.