Sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bột (Hà Nội), Hồ Công Thiết từng dành nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử con phố, đồng thời chắt chiu những ký ức của ông và người thân, gom góp thành cuốn sách. Tác phẩm gồm hơn 40 bài viết về cuộc sống mưu sinh trên ꦡphố, những thú vui ẩm thực của người dân, những trò chơi gắn liền tuổi thơ tác giả, khắc họa một Hà Nội thu nhỏ sinh động, nhộn nhịp.
Ở phần đầu - Muôn gánh mưu sinh, tác giả viết về nhiều nghề tồn tại lâu đời trên con phố như tẩm quất, cắt tóc, giặt là, làm giò chả, vẽ truyền thần. Với ông, đời sống người dân khu phố không giàu vật chất nhưng phong phú về tinh thần với đủ kỷ niệm vui, buồn. Trong bài Nuôi lợn thời bao cấp, tác giả gꦰợi nhớ một thời người dân nuôi lợn trong những căn gác nhỏ trên phố, sống chung mùi phân lợn nồng nặc.
"Hồi bao cấp, con lợn là cả niềm hy vọng, sự an tâm cho kinh tế của mỗi gia đình. Người trong nhà bị ốm có khi còn bình tĩnh được, chứ con lợn bỏ ăn là cả gia đình lo�ꩲ� sốt vó", ông viết.
Trong bài về nghề "phe", Hồ Công Thiết kể chuyện những người chuyên đi phe vé, gom hàng. Họ chủ yếu "phe" các loại tem phiếu được cấꦅp của cán bộ, công nhân viên. Phe vé cò con tại các quầy mậu dịch còn kiêm cả việc xếp hàng thuê. Với những người không có vốn để mua đi bán lại, họ nghe ngóng thông tin, rao hàng bằng miệng. Hễ biết có người ở nước ngoài về là họ xin địa chỉ, tới gặp để tìm hiểu mặt hàng và giá bán. Sau đó, họ đến các cửa hàng, chào bán bằng miệng rồi chốt với người mua, ăn chênh lệch giá.
Trong phần hai - Chuyện tầm phào của đám trẻ phố Hàng Bột, ông kể kỷ niệm cùng bạn bè tắm chung ở nhà tắm công cộng ngõ Quan Thổ, nhảy ké chuyến tàu điện đi qua phố, những buổi đánh khăng, đánh đáo, chọi cá ăn tiền. Người dân, trẻ con phố Hàng Bột mê thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ông Bảy, một danh thủ của đội Dệt Nam Định, sau về đá phong trào ở Câu lạc bộ Đống Đa, truyền cảm hứng cho nhiều thanh thiếu niên trong phố. Nổi tiếng và thành danh sớm nhất trong lứa cầu thủ ở phố có ông Phan Đức Âuღ, từng thi đấu cho đội Hoàng Diệu, sau về đội Công an Hà Nội. Theo Hồ Công Thiết, cầu thủ hạng B xuất phát từ Hàng Bột "nhiều vꦑô kể".
Với những trang viết về ẩm thực, tác giả không đi phân tích cái ngon, cái đẹp mà chủ yếu kể lịch sử từng hàng quán, những con người tạo nên nó. Phố Hàng Bột có nhiều đặc sản, được ông ghi chép tỉ mỉ như món giò chả có nhiều lỗ rỗng, có lỗ còn ươn ướt nước thịt đọng chưa kịp bay hơi của gia đình người tên Trung, m𒈔ón bánh mỳ lấy từ ngõ Văn Hương, những hàng bánh cuốn, phở, xôi, ốc.
Ở phần cuối, tác giả dùng kiến thức địa lý, lị🌱ch sử, xã hội để lý giải về phố Hàng Bột - nơi có đủ các di tích lịch sử lâu đời của kinh thành Thăng Long, có của ngon vật lạ đất kinh kỳ và những ngành nghề đặc trưng của đất Kẻ🅷 Chợ, đó là "Hà Nội thu nhỏ trong lòng Hà Nội".
Nhà văn Châu La Việt nhận xét: "Phố Hàng Bột, chuyện tầm phào mà nhớ ♏đưa ta khám phá lược sử Hàng Bột, món ngon Hàng Bột, con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặꩵc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc.
Tác giả Hồ Công Thiết đã gắn bó𒈔 suốt từ tuổi thơ với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ c🎶àng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết".
Hồ Công Thiết sinh năm 1952, mất ngày 22/1, thọ 71 tuổi. Ông từng là cầu thủ bóng đá của đội Công an Hà Nội và Phó giám đốc Công ty Thương mại và Lữ hành Bắc Sơn (thuộc Bộ Công an). Ông từng xuất bản cuốn Kim sơn - Điệp viên lãng tử, Tản mạn bóng đá Hà thành, in chung các cuốn Chuyện người Hà Nội (ba tập), Thăng Long văn Việt, Chuyện làng quê.
Hà Thu