Không một đứa bé nào tất nhiên là tốt. Không một đứ𓆏a b😼é nào đáng bỏ đi cả. Nhà Nho đã nói rằng: "Người đẻ ra, tính vốn lành". Người bi quan hết sức cũng phải nhận rằng: "đứa hư nhất cũng có năm phần trăm tốt". Hy vọng của nhà giáo là ở chỗ đó.
Một em bé mới vào trường, khác nào một tờ giấy trắng, trên đó tổ tiê🐠n và nhất là cha mẹ đã viết vào một phần thượng tầng, khoảng nhì thì anh em bạn bè vẽ vào. Còn một phần nữa, ai viết vào đấy? Phần ông thầy đấy chăng? Ông viết vào là phải, nhưng hãy khoan, ông giúp cho trò tự viết vào là hơn, nét sẽ rành rọt, toàn cảnh sẽ tươi tỉnh hơn, mà tờ giấy rồi dùng được. Ông mà viết lấy thì trò đành phải chịu, nhưng rồi nó sẽ chỉ chực quên đi, rồi ra giả dối suốt đời.
Nên làm thế này:
Tìm xem đứa bé có những mầm gì, mầm xấu và mầm tốt. Mầm xấu thì làm bạc tước nó đi đã đành, nhưng cách ấy chưa tốt bằng bồi bổ mầm tốt൩, giúp cho trẻ nó bồi bổ lấy. Vì vẫn thế, giúp cho làm lấy hơn là làm hộ.
Ví dụ một cậu bé không may có thói hay nói dối. Nếu thầy bắt được nó nói dối, mà trước mặt mọi người nói sõng ra, thế là cậu bé thành danh nói dối. Cậu bé khốn nạn, chỉ chót dại có một lần, nay thành ra anh nói dối chính hiệu. Một hôm cố nói thật, tưởng người 🎃ta sẽ khen, chả hóa lại gặp ngay một nhát búa tai hại: "Bộ cái thằng ấy mà lại nói thật, tin làm sao được nó". Thế thì còn gan nào mà nói thật nữa.
Nhưng, nếu thầy thấy người nói dối, thầy để tâm rình mò, không rình để bắt được nó nói dối, vì buộc lắm thì nó cũng sổ được ra, nhưng rình mãi, rình cho được một hôm nó nói thật để tóm ngay lấy, rồi bảo rằng: "Người ta cứ bảo con nói dối, con chả nói thật là gì?". Thế có phải là nó hả hê, nó thích rằng đã có người biết cho nó. Rồi từ đấy nó sẽ nói thật m💙ãi. Rồi thầy bồi bổ cái mầm thật thà non nớt ấy, có phải là ✤cái mầm gian manh bạc tước mãi đi không.
Tất cả các thói xấu đều có thể chữa như thế.
Bảo rằng: "lũ nhép, tin thế nào đ♎ược chúng nó" là thiệt. Không tin nó thì nó ma mãnh không còn trách vào đâu🍸 được. Nó ma mãnh tìm ngay được cách để tự tha thứ cho nó. Thầy nó không tin nó kia mà!
Bảo rằng: "Cái bộ mặt ấy, thiên vạn cổ không làm gì ra bộ được". Câu nói nóng giận, vô tâm phát ra, mà nguy hiểm lắm! Thầy nó đã bảo nó không làm gì được, thì nó làm sao được, nó tội gì mà làm. Rồi mãi lâu nó tin rằng nó không làm gì được thật. Nó hèn kém đi, hay là nó sẽ oán: Hèn và oán đওều hại.
Chi bằng: "Bé thế mà tin đ🐷ược đấy". Nó có kém cũng sẽ phấn khởi lên, để không phụ lòng thầy tin. Nhưng cẩn thận. Không nói tỏ rằng khônꦿg tin, nhưng hãy tin những việc nhỏ. Tập cho nó dần dà xứng đáng với lòng tin của người, rồi lâu lâu đủ nghị lực để xứng đáng để người ta tin trong các việc lớn.
Chi bằng: "Cố thì làm được đấy", hay "Thế mà làm được đấy!". Nó chưa làm hẳn được, thì cũng cố gắng làm cho ꧂khỏi phụ lòng người kỳ vọng, làm cho biết tay. Nay làm được, mai làm được, 🅺rồi nó làm được việc khó, việc lớn.
Ngờ làm cho hèn đi. Tin là cho một sức mạnh.
Lớp đang học, thầy cần phải đi vắng. Nếu thầy nói: "Tôi đi vắng một lúc, ai mà làm ầm lên sẽ phải phạt nặng". Thế thì lũ trẻ nó ༺có ngại gì mà không làm ầm, chỉ có việc làm ầm làm sao mà thầy không biết là đủ.
Hay là thầy bảo: "Tôi gửi ông giáo bên cạn🌞h, hễ ai nói chuyện, ông ấy bắt được, thì sẽ phải phạt nặng". Học trò cũng sẽ nói chuyện, chỉ có làm thế nào cho không biết được nó là đủ.
Vì thầy dọa, vì thầy nhờ người canh. Vì thế mà xui nó đùa cho ra vẻ anh hùng, liều, xui nó tìm൲ cách giấu giếm.
Nhưng nếu thầy bảo: "Thầy phải đi vắng, các anh cố ngồi yên. Đừng để phải canh gác. Được chứ?" Cả lớp thưa: "Được ạ". Thầy tỏ ý tin. Thầy lại nói khích "Được chứ". Thế thì trò lại cố kỉnh ngồi 🍌yên được khỏi tủi với câu "Được ạ" và cho thầy xem. Thế rồi sau nó sẽ đến chỗ: ngồi yên cho thầy vui lòng.
Tệ nhất là khi bận hay lúc đi xa mà lại để một trò đứng trên bục canh. Một là ngờ học trò, giục cho ꩵnó tìm cách nghịch ngầm. Hai là cho một trò cái quyền mách. Ba là cái anh mách ấy sẽ bị trăm người oán, gây lòng oán lên.
Lười là một bệnh. Đang lúc lớn lên, chỉ có ốm mới làm cho trẻ lười được. Vậy gặp trẻ lười, đừng phạt vội. Nếu phạt ngay thì tâm nó đóng ngay lại. Thầy không biết đằng nào mà dò, n♔ó lại lười, thầy lại phạt nữa, phạt cho đến lúc nó từ lười đến đâm ỳ ra, nó tự cho là thầy truy nó, thầy ghét bỏ nó. Nguy nan lắm, cái lúc ấy. Cho nó đi học thầy khác còn hơn. Nếu từ từ mà hỏi han dò xét, thì bao giờ cũng tìm ra thấy căn bệnh. Nó ốm, nó thiếu ăn, hay ăn thiếu chất bổ, thiếu vệ sinh, chấy rận bứt rứt, hay vì ông cha để lại cho cái kết quả vì rượu, vì thuốc phiện. Việc làm phải kín đáo, hỏi thầy thuốc - ông thầy thuốc phải cộng tác với thầy giáo - bàn với phụ huynh để tìm cách cứu chữa.