Cuốn sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý của học giả Hoàng Xuân Hãn xuất bản vào năm 1949. Tác phẩm được đánh giá là công trình mẫu mực trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung, về Lý Thường Kiệt cũng như giai đoạn chống quân xâm lược nhà Tống nói riêng. Vì tầm quan trọng của ꧂tác phẩm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với đơn vị liên kết quyết định mang cuốn sách này trở lại với bạn🐟 đọc.
Sách dài 370 trang ấn tượng từ lời tựa, lời dẫn do Hoàng Xuân Hãn viết năm 1949. Lời tựa giúp độc giả hiểu thêm vì sao ông tâm huyết, dốc sức vào xây dựng cuốn sách. "Vẫn biết sống về tương lai, nhưng dĩ vãng là gương nên ngẫm lại. Vẫn biết tương lai là thế giới đại đồng, nhưng trước lúc ấy, 𝓰nước mình phải là một nước thật. Vẫn biết chớ vin vào phân tranh đời trước mà gây oán thù đời sau, nhưng biết rõ sự tranh đấu đời xưa, sẽ làm cho các nước kính kể nhau thêm, và mới hiểu vì sao mà phải cộng tác ngang hàng".
Vị học giả dựa trên hai nguồn tài liệu để soạn sách: tài liệu Việt Nam và tài liệu Trung Quốc. Ông cho biết, tài liệu Việt Nam về thời này ít và sơ sài. Ngoài các tấm bia, ông có trong tay khoảng bốn quyển sách xưa của Việt Nam viết về Lý Thường Kiệt. Ngược lại, tài liệu của Trung Quốc về giai đoạn này rất nhiều, đa dạng với hàng chục đầu sách lớn nhỏ. Chỉ riêng bộ Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đào đời Nam Tống soạn đã cung cấp khá dày dặn thông tin quý về các chuyện Tống - Lý bang giao. Bộ trường biên này chép những sự xảy ra từ đời Tống Thái Tổ đến lúc dời🐈 đô xuống miền Nam (960-1126). Người Trung Quốc giữ bản trường biên khá đầy đủ, nguyên vẹn. Điều này giúp Hoàng Xuân Hãn có tài ✃liệu biên soạn sách cho độc giả hôm nay.
Cuốn sách được chia làm ba phần. Phần thứ nhất mang tên "Đại chiêm - Phá Tống", gồm bảy chương. Phần thứ hai là "Kháng Tống - Đòi đất" gồm sáu chương. Phần cuối🐭 cùng "Vì dân - vì đạo" gồm ba chương. Sách cũng cung cấp chi tiết ꦰcác bản phụ lục chỉ tên đất, bảng chỉ tên người và các tên xưa cùng hình ảnh bản đồ phục vụ cho bạn đọc có ý muốn tra cứu.
Đi qua từng chương, độc giả có thể hiểu thêm về chặng đường oai hùng của dân tộc bắt đầu từ việc tìm hiểu gốc tích Lý Thường Kiệt. Thông qua những lát cắt cuộc đời của một vị danh tướng Đại Việt, bối cảnh xây dựng đất nước và mối liên hệ xã hội, chính trị, ngoại giao đời Lý - Tống được tái dựng với nhiều màu sắc, cảm xúc. Trong suốt các triều đại nhà Lý, tuy thế nước mạnh yếu có lúc khác nhau, tuy luôn giữ vị trí nước nhỏ phải theo lệ triều cống đại quốc, các vua Lý luôn gìn giữ cẩn thận bắc thùy, khi bị lấn đất đai, các vua Lý đều phả🔯n kháng và chống cự mạnh mẽ.
Cuộc đời lẫy lừng của Lý Thường Kiệt để lại dấu ấn sâu đậm đối với triều đại này. Lý Thường ꦇKiệt khéo tính toán và hành động nওhanh chóng tấn công Tống với các trận đánh chủ động. Kế sách đối đầu của ông trong các trận đánh phản ánh tinh thần lưu truyền của dân tộc Việt: yêu nước, quyết chống giặc ngoại xâm để bảo toàn bờ cõi nhưng luôn là dân tộc yêu chuộng hòa bình, giàu lòng nhân ái. Ngoài tài chính trị - ngoại giao, Lý Thường Kiệt còn là một vị quan yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc, đặt lợi ích của nhân dân và đất nước lên trên danh lợi riêng của bản thân.
Ban biên tập cuốn Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý cho biết, tác phẩm này được chọn để mở đầu cho dòng sách lịch sử mà đơn vị làm sách muốn theo đuổi. "Mong bạn đọc đón nhận cuốn sách như một tài liệu tham khảo ♓với tinh thần phê bình xây dựng và khai phóng, nhằm giúp chúng tôi hoàn thiện hơn nữa cho những ấn bản về sau", những người thực hiện sách chia sẻ.
Sắp tới, còn nhiều cuốn sách về lịch sử Việt Nam được giới thiệu đến công chúng như: Việt sử diễn nghĩa (Tôn Thất Hân - Hồng Thiết - Hồng Nhung), Việt sử xứ Đàng Trong (Phan Khoang), Việt - Pháp bang giao sử lược (Phan Khoang), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm)...
Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996) là Giáo sư Toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việ💞t Nam. Ông s𝓡oạn thảo và ban hành chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên. Năm 1949, Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn sách về Lý Thường Kiệt. Năm 1951, ông sang Paris và định cư ở Pháp. Trong thời kỳ 1951 - 1954, ông giúp Thư viện Quốc gia Pháp, các thư viện Dòng Tên ở Italy và Tòa thánh Vatican làm thư mục về sách Việt. Tháng 8/2011, Trường Cầu đường Paris 🦄(Ponts ⛦et Chaussées), một trong những Đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đặt tên Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho giảng đường đại học của trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống, ông cũng được Trường Cầu đường Paris vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của trường. |
Dương Vân