Sách Sơn mài Phạm Hậu vừa ra mắt, viết về con người, sự nghiệp, những đóng góp của cố họa sĩ qua lời kể của gia đình và bạn bè. Tại buổi tọa đàm ở Hà Nội hôm 15/10, nhiều họa sĩ như: Lê Huy Văn, Trần Khánh Chương, Lý Trực Sơn... chia sẻ suy ng༒hĩ về ông.
Họa sĩ Lê Huy Văn - Phó hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội - tóm tắt con đườღng và sự nghiệp của họa sĩ Phạm Hậu và nhìn nhận cố họa sĩ là người đi đầu trong ngành nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Phạm Hậu cũng là một trong ba người sáng lập ra trường Quốc gia Mỹ nghệ, tiền thân của trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội ngày nay. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng khẳng định Phạm Hậu đã tạo ra bản lề kết nối giữa mỹ th🗹uật hiện đại với truyền th👍ống.
Họa sĩ Lý Trực Sơn đánh giá về tranh Phạm Hậu: "Khi trào lưu nghệ thuật truyền thống được đẩy mạnh, họa sĩ tỉ mỉ sử dụng nhiều lớp sơn mài khác nhau để tạo nên sự sống động trong mỗi tác phẩm".
Cuộc sống đời thường của Phạm Hậu được kể lại qua lờ💮i con trai ông - kiến trúc sư Phạm Gia Yên, cũng là tác giả cuốn sách. Trong mắt con trai, cố họa sĩ là người thầy tận tâm với học trò. "Khi bố còn sống, hàng năm đến ngày mùng 3, gia đình lại rộn rịp chuẩn bị đón học trò của ông đến �ꦯ�thăm".
Phạm ๊Gia Yên cũng chia sẻ về thú vui chăm cây cảnh của Phạm Hậu khi còn sống. Từ khi còn ở làng Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội), cố họa sĩ đã tỉa tót cho vườn bonsai của gia đình. Khi chuyển về phố Bà Triệu, nhà không đủ diện tích làm vườn nhưng ông vẫn chừa một kho🐻ảng không gian nhỏ để trồng cây cảnh.
Buổi tọa đàm còn trưng bày bốn tác phẩm của cố họa sĩ, tro꧒ng đó có hai bức sơn mài, hai bức sơn dầu.
Phạm Hậu (1903 - 1994) theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1929 đến 1934, cùng thế hệ các họa sĩ Trần 🍎Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Quyền, Nguyễn Văn Thuần, Trần Văn Cẩn... Năm 1932, người Pháp đưa vào chương trình học môn Sơn ta, ông hăng hái tiếp nhận và phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh sơn mài.
Giữa thập niên 1930, ông lập xưởng ꦦtranh chuyên sơn mài đầu tiên. Phạm Hậu giành huy chương vàng Salon (năm 1935) của Hội khuyến khích phát triển Mỹ thuật và Kỹ nghệ. Ông soạn thảo văn bản giáo khoa đặt nền móng lý thuyết cho việc dạy học về nghệ t🅰huật sơn mài và trực tiếp giảng dạy tại trường Quốc gia Mỹ nghệ.
Ông nổi danh với các bức sơn mài Gió mùa hạ, Cơn giông, Ngàn thu nhớ Bác, Phong cảnh Bắc bộ, Cá vàng…
Đức Nguyễn