Ngày 25 và 26/12, học sinh và sinh viên của TP HCM được nghỉ học để tránh bão Tembin. Điều này làm cho đường đến công ty của tôi khác hẳn ngày🦩 thường: không kẹt xe, không chen lấn, ngày thường mất hơn tiếng 🧸đồng hồ- thì nay chỉ mất 40 phút, đường hoàn toàn thông suốt.
Đồng nghiệp của tôi ở Nhà Bè, đi làm bằng xe buýt cũng đến công ty ở Quận 1 từ sớm và cho biết: "Bác tài xe buýt hôm nay lái rất thoải mái, không kẹt xe do ♚sinh viên, học sinh nghỉ học ở nhà hết rồi".
Tôi chợt nhớ, hơn hai tháng trước, Sở Giáo dục thành phố cho biết, sau 10 năm thực hiện đề án lệch giờ học, các trường khô💖ng còn ùn tắc giao thông trước cổng trường nữa.
Vậy tại saoꦫ chúng ta không dám nghĩ rằng, nếu giờ học của học sinh, sinh viên và giờ làm của cha mẹ nếu lệch hơn nữa thì tình trạng ùn tắc, kẹt xe sẽ thuyên giảm tr꧅ên tất cả tuyến đường mà không chỉ dừng lại ở cổng trường?
Theo tôi, một ngày làm việc nên bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng thay cho 7h30 như hiện nay, đồng thời giảm giờ nghỉ và ăn trưa xuống còn một tiếng, và tan sở muộn hơn. Giờ đến lớp của trẻ học mầm non và tiểu học sẽ căn cứ vào giờ đi làm của phụ🤡 huynh, nhưng vào học sớm hơn 30 phút và tan trễ hơn 30 phút, tạ🐽o điều kiện cho phụ huynh đưa rước thuận tiện.
Đối với học sinh phổ thông và sinh viên, do đối tượng đã lớn và đa số đã chủ động được phương tiện đi học, nên sẽ vào học sớm hơn, từ 7h và rời trường sớm hơn ngườ☂i đi làm.
Việc điều chỉnh lệch giờ làm và giờ học như trên, nếu nghiên cứu bài bản🐻 và áp dụng một cách thật khoa học, sẽ làm giảm số lượng phương tiện tham gia giao thông cùng một 🌟thời điểm. Vì thế tình hình kẹt xe sẽ giảm bớt và có thể sẽ không còn nữa.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.