Xung quanh quan điểm 'Nên bỏ nội quy bắt nữ sinh mặc áo dài', độc giả Chau Nguyen lại đưa ra một góc nhìn rất khác về quy định nữ sinh mặc áo dài: "Tôi cũng từng trải qua thời học sinh, cũng phải mặc áo dài cả tuần để đi học, nhưng lại không thấy bất tiện gì. Tôi hoạt động hoàn toàn thoải mái✱, đứng lên ngồi xuống cũng không thấy gì vướng víu. Tôi thấy, mặc áo dài cũng là một cách giữ gìn truyền thống dân tộc, cũng là nét đẹp mỗi lần tan trưꦯờng. Chúng ta cứ cái gì cũng học tập nước ngoài mà không chọn lọc thì người Việt sẽ chẳng còn bản sắc riêng gì nữa. Thay vì cổ xúy bỏ hết cái truyền thống này, tới cái văn hóa kia của dân tộc, chúng ta hãy làm những điều có ích cho các thế hệ sau hiểu và yêu hơn giá trị dân tộc ấy.
Tại sao cứ đổ thừa do tà áo dài mà không xem lại chính mình? Bao lứa học sinh trước đây 𓂃như chúng tôi cũng mặc áo dài, đạp xe cả chục km, nắng mưa có đủ, nhưng chẳng hề thấy bất tiện. Tôi may áo dài ít khi thắt eo, tà ngắn ngay ống đồng nên rất gọn gàng, bước lên xe là vắt tà áo vào lưng, ống quần không quá rộng, chọn vải dày một chút, may một lần mặc cả ba năm học... Tôi mặc áo dài và vẫn đá cầu, nhảy dây như thường, chẳng có gì là hạn chế hoạt động cả. Vì ngày nay, phụ huynh cho phép con may áo dài theo kiểu thời trang, mỏng tang, bó sát, đủ kiểu ren, nên mới thành ra những chuyện dở khóc dở cười".
Với mục đích "nhằm nuôi dưỡng và làm sống dậy trong lòng người Việt giá trị truyền thống của chiếc áo dài, đặc biệt với thế hệ trẻ. Đồng thời, tạo hình ả𝄹nh học sinh 'năng động, sáng tạo, giàu truyền thống dân tộc' ", nhiều địa phương đã có những quy định khác nhau về việc yêu cầu nữ sinh mặc áo dài đến trường. Có nơi bắt nữ sinh mặc áo dài hai buổi một tuần, có nơi lại bắt mặc cả tuần.
Trong khi đó, nhiều độc giả VnExpress bày tỏ sự đồng tình 𓃲với việc bỏ quy định bắt nữ sinh mặc áo dài đến trường𒁃:
>> Dạy 'nữ công gia chánh' cho nam sinh?
Trực tiếp trải nghiệm những khó ch✱ịu, phiền toái khi phải mặc áo dài đến trường, không ít độc giả chia sẻ những bất cập của quy định nữ si𝄹nh phải mặc áo dài:
>> Định kiến 'phụ nữ không đi làm là ăn bám'
Cũng ủng hộ quan điểm bỏ quy định nữ sinh mặc áo dài đến trường, độc giả Tuân Hầm nêu lý do: "Ngày trước, tôi học trường chuyên, rất may không có nội quy nữ sinh phải mặc áo dài, thậm chí đồng phục cũng chẳng được coi trọng lắm. Yêu൩ cầu duy nhất là phải mặc quần dài, áo có tay, để không lôi thôi. Dịp duy nhất mà nữ sinh hay mặc áo dài là đợt chụp kỷ yếu và mỗi khi khai giảng. Để ý những lần như vậy, các bạn nữ cao - thấp, mập - ốm, mỗi người một kiểu; có bạn áo dài trắng tinh, có bạn lại ngả màu; có bạn chọn vải trơn, có bạn lại thích cách điệu... Nhìn những hình ảnh đó, tôi thấy hệt như cảnh nắng chiếu lá vàng thu, loang lổ chẳng theo một thể thống nhất gì.
Đó là còn chưa nói đến cảnh ▨gặp trời mưa, trời rét, các bạn nữ đều đến trường mới thay áo dài, rồi cũng chỉ mặc có mấy tiếng cho đúng quy định. Thêm nữa, áo dài cũng rất kén người mặc, không phải dáng người nào cũng hợp với nó. Nếu không may, ai có dáng người hơi quá khổ một chút mà phải mặc áo dài th𝔉ì không khác nào phô trọn khuyết điểm cơ thể ra trước mắt thiên hạ.
Về góc độ cá nhân, tôi thấy áo dài cũng không hề phù hợp với học sinh nữ cấp ba, vì nó quá bó sát phần thân trên của phái nữ. Đành rằng là nó nữ tín🦋h, nhưng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lứa tuổi vị thành niên. Tất nhiên ai cũng có quan điểm riêng, nhưng đứng ở góc độ khách quan, áo dài có nhược điểm khá rõ ràng: không thuận tiện cho hoạt động thể chất; dễ gây ra tai nạn giao thông; trời nóng thì hầm bí, bó sát người nên dễ thấm nước trở nên xuyên thấu; trời rét thì mặc lại càng khó hiểu vì không thể giữ ấm.
Về mặt giáo dục, nếu nói mặc áo dài để giữ gìn truyền thống dân tộc thì chẳng lẽ chỉ nữ sinh mới phải làm còn💦 nam sinh thì không? Mới năm ngoái, người ta cũng rộ lên phong trào bắt nam sinh mặc áo dài, với vô số lý do tương tự được đưa ra. Sau đó, đề xuất trên nhanh chóng bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, ngạc nhiên là đến giờ vẫn chưa có nơi nào thực sự lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của nữ sinh. Nếu coi áo dài là đồng phục thì ta thấy rõ ràng được sự bất bình đẳng giữa nam và nữ; còn nếu quy định này chỉ là tự phát, thì chúng ta đã vô tình xóa bỏ ý nghĩa của đồng phục, vốn được coi là biểu tượng của bình đẳng giáo dục".
Bạn nghĩ sao về quy định nữ sinh phải mặc áo dài đến trường?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.