Tại hội thảo "Tá𒈔i định nghĩa tài năng" do trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tổ chức ngày 9/1, thầy Nguyễn Chí Hiếu, từng lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ) và thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh), chỉ ra mặc định nguy hiểm đang tồn tại𓆉 trong suy nghĩ của rất nhiều người.
Hiện nay nhiều nhà trường, chương trình🐻 học, thầy cô, phụ huynh và cả học sinh đều nhận thức năng lực đo được qua các bài thi chuẩn hóa và năng lực nền tảng thật sự của học sinh rất khớp nhau. Với họ, con đạt điểm 9, 10 tổng kết môn, IELTS 8.5 hay SAT I 1500/1600 là tài năng, có năng lực thực sự.ไ Thậm chí, có người coi việc con trúng tuyển trường chuyên có tiếng như Hà Nội - Amsterdam hay chuyên Ngoại ngữ là tài năng rồi.
Từ suy nghĩ đó, nhiều phụ huynh cho con đi học thêm khắp nơi, vạch ra mục tiêu bắt con phải đạt được để có thể du học hay học trường quốc tế. Chẳng hạnꦅ, hết ba năm THPT, con phải có điểm TOEFL trên 100 hay IELTS 8.0; SAT I 1500-1600, SAT II 700-800 để có cơ hội trúng tuyển trường hàng đầu của thế giới. "Thế là phần lớn buổi tối và cuối tuần, học sinh phải đổ dồn vào những thứ này. Ba năm THPT đẹp nhất thời học sinh, có thể hình thành rất nhiều kỹ năng, nhận thức về thế giới bị đổ vào những câu trắc nghiệm máy móc", thầy Hiếu nói.
Chưa kể, ngoài các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn phải đạt điểm trung bình trên lớp ở mức cao và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Có những bạn tham gia 5-6 hoạt động mỗi 🌠tuần, "như thể chỉ còn ba năm để sống".
Thầy Hiếu cho rằng bản thân mỗi mục tiêu này không tệ, nhưng chiếm quá nhiều thời gian mà quên đi mất có những thứ còn quan trọng hơn, chẳng hạn kỹ năng viết, nói, làm việc nhóm, tư d🌸uy đa chiều, năng lực tự học. Điều này bắt nguồn từ chính mặc định sai lầm về định nghĩa "tài năng". Đó là điểm mù khiến nhiều học sinh từng đạt 8.5 IELTS, 1600 SAT nhưng bước chân tới MIT hay Đại học Stanford vẫn bị sốc, dẫn đến căn bệnh tâm lý và muốn nghỉ học.
"Tất nhiên không phải học sinh nào cũng rơi vào tình cảnh trên. Vì vậy, nếu cứ thấy ai được IELTS 8.5 rồi vỗ tay hoan 🎀hô đó là tài năng, là con nhà người ta thì rất hạn chế. Những thành🌸 tích đó không thể đảm bảo các em chắc chắn thành công ở đại học và trong tương lai", tiến sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm dạy học khẳng định.
Thầy Hiếu cho rằng tài năng không phải là điểm số hay tên trường Hà Nội - Amsterdam, chuyên ꦓNgoại ngữ, Đoàn Thị Điểm. Người có tài năng phải hội tụ khả năng tổng quát, chuyên biệt, độ cam kết và năng lực sáng tạo.
Khả năng tổng quát bao gồm năng lực tự học, nghiên cứu, viết lách, đọc sách, thuyết trình, tư duy. Từ những khả năng đó, học sinh đem áp dụng vào từng môn học chuyên biệt sao c🐽ho phù hợp. Nên nhớ rằng một bạn học thêm Toán từ 10 thầy giáo giỏi có đạt 10 điểm cũng không bằng một bạn tự học Toán và đạt 7 điểm. Bạn tự học, dù điểm thấp hơn, nhưng năng lực đó sẽ theo lâu dài, hỗ trợ việc học tập ở đại học và sau này đi làm, nơi không tồn tại học thêm, gia sư.
Khi đã có khả năng tổng quát và chuyên biệt, học sinh cần có độ cam kết, phải đi đến cùng mục tiêu đã đặt ra bằng những khả năng của mình vả sau đó là năng lực sáng tạo để trở thành "người tài năng". Một học sinh chỉ học ở mức trung bình trên lớp nhưng luôn cam kết đi đến cùng, tìm hiểu tường ෴tận một vấn đề sẽ thành công hơn một bạn luôn đạt điểm giỏi.
Chẳng hạn khi chơi một game hay nghiện Tiktok, các bạn cứ xem đi xem lại hoặc chơi đi chơi lại cũng được, nhưng hãy xem và chơi một cách có nghiên cứu, tìm tòi những điều hạn chế để rồi từ đó sáng tạo ra sản phẩm mới tốt hơn.🌟 Hay như khi học ở trường, nếu sách giáo khoa không giải đáp được hết khúc mắc của bạn, hãy tìm hiểu thêm thông tin trên Internet và tài liệu khác.
"Tôi cho rằng người hội tụ được những yếu tố trên mới là tài năng. Còn phần lớn học sinh hiện nay, ngay cả những bạn IELTS 8.5 vẫn được gọi là con nhà người ta, chưa chắc đã là tài năng vì ngay ở yếu tố khả năn🃏g tổng quát các bạn đã thiếu rồi", thầy Hiếu thẳng thắn nêu.
Để củng cố cho quan điểm của mình, thầy Hiếu dẫn ra câu nói của giáo sư tâm lý học Đại học Stanford Carol Dweck: "Nếu bạn chỉ chăm chăm chạy theo một hệ thống, chương trình giáo dục và chỉ dựa vào chuẩn hóa, điểm số, vốn dĩ là kìm hãm sự phát triển cá nhân, sự tưởng tượng và sức sáng tạo, thì bạn đừng lấy làm lạ. Đó chính xác là những gì hệ thống và chương trình ấy nhào nặn ra, là những đứa trẻ chuẩn hoá chỉ cần biết điểm số và thiếu sáng tạo, thiế⛄u bản sắc cá nhân".