ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu🉐, khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâꦫm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách giúp bệnh nhân tăng cơ hội sống, giảm tối đa di chứng. Thời điểm xử trí nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là trong vòng hai giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Mắc sai lầm trong quá trình sơ cứu người bệnh làm trì hoãn thời gian cấp cứu, khiến bệnh trầm trọng hơn, tăng nguy cơ để lại di chứng.
Chậm trễ thăm khám
Khi xuất hiện cơn đau ngực, khó thở, nhiều ꦍngười bệnh không nghĩ mình bị nhồi máu cơ tim nên có tâm lý trì hoãn, cố chờ đợi vài phút xem triệu chứng có giảm hay không. Khi tình trạng trở nặng, người bệnh mới đi viện có thể đã quá giờ "vàng", khiến bác sĩ điều trị khó khăn.
Nếu người thân hoặc chính bản thân có dấu hiệu nghi nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, vã mồ hôi, khó thở, choáng 🃏váng... thì cần gọi cấp cứu ngay. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sơ cứu đúng𒆙 phương pháp trong thời gian chờ bác sĩ tới.
Xoa dầu, cạo gió
Theo bác sĩ Hiếu, phương pháp này chỉ thích hợp với người bị cảm cúm, nh♔ức đầu, đau nhức cơ, hoa mắt, chóng mặt... tuyệt đối không áp dụng với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể dẫn đến tụ máu, phản xạ co tꦉhắt cơ, làm triệu chứng nặng hơn.
Thay vì xoa dầu, cạo gió, bác sĩ Hiếu hướng dẫn đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tựa lưng vào ghế hoặc gốc cây (nếu ở bên ngoài). Cởi bớt áo khoác, nới lỏng quần áo (cà vạt, khăn choàng cổ, nút áo, thắt lưng...) cho người bệnh thoải mái. Người thân giúp người bệnh thả lỏng vai, cánh tay, nhắm mắt, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố 🦂hít sâu và nín hơi nhằm hạn chế căng 🍷cơ, mệt tim. Bệnh nhân nên duy trì hơi thở chậm đều tới khi xe cấp cứu đến.
Tự ý uống thuốc
Khi bệnh nhân đau ngực hoặc bụng, người nhà thường cho người bệnh uống thuốc giảm đau, uống hạ sốt khi đổ mồ hôi, dùng thuốc tiêu chảy do buồn nôn, tiêu chảy... Điều này không giúp ích gì cho người bệnh, thậm chí trì hoãn quá trình điều trị khiến cơ tim tổn thương.
Để cắt cơn đau thắt ngực, có thể cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi nitrate hoặc xịt dưới lưỡi hai lần nitroglycerin dạng xịt. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực chưa giảm, có thể dùng thêm một liều nữa. Trường hợp bệnh nhân có thuốc aspirin, hãy nhai một viên aspirin 300 mg hoặc uống dạng sủi để phòng cụ🌠c máu đông. Nếu trước đó, bác sĩ không kê đơn cho người bệnh hai loại thuốc này, không nên tự ý uống.
Hô hấp nhân tạo
Bác sĩ Hiếu cho biết phương pháp hô hấp nhân tạo (thổi vào miệng người bệnh) không được khuyến cáo để sơ cứu nhồi máu cơ tim nhằm tránh lây nhiễm bệnh. Thay vào đó người thân g𝓀iữ cho đường thở người bệnh thông thoáng, tránh hít sặc nếu nôn ói༒.
Trong lúc chờ nhân viên y tế đến, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (hồi sức tim phổi - CPR). Sau ꦯkhi đặt bệnh nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, người thực hiện quỳ gối bên trái người bệnh, đặt hai tay chồng lên nhau, đặt trước ngực giữa xương ức (khoảng giữa hai ngực, tính từ phần lõm cuối xương ức, lên 10 ꧂cm). Dùng lực đủ mạnh của hai cánh tay, ép xuống khoảng 2/3 độ sâu của lồng ngực (3-5 cm) rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 100 lần một phút để tăng co bóp tim, giúp tim người bệnh hoạt động trở lại cho đến khi xe cấp cứu tới.
"Cần hồi sức tim phổi sớm vì cứ một phút chậm tr💙ễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống", bác sĩ Hiếu nói, thêm rằng sau 10 phút mà chưa được cấp cứu, cơ hội sống của người bệnhꦚ rất thấp.
Thu Hà
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |