Bà Trang 53 tuổi ở quận 12, TP HCM, mấy ngày qua "ăn không ngon ngủ không yên" từ khi bị kiến ba khoang tấn công. Nhà🐠 có 3 người đều bị kiến đốt, riêng bà bị nặng nhất với những vết phồng rộp lan rộng ở vùng nách, mặt và tay gây đau rát khó chịu. "Hôm đó tôi dùng tay giết kiến, rửa tay sạch nhưng không dùng xà phòng, thế là nọc độc lan ra các vùng khác gây ngứa. Sau đó tôi rút kinh nghiệm không giết kiến bằng tay nữa", ngư﷽ời phụ nữ nói.
Bác sĩ Trần Duy🧜 P𝓡húc, chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết nhiều bệnh nhân đến khám với tổn thương da đỏ, rát, phỏng rộp, mụn nước li ti lan ra trên một diện tích nhất định. Các bệnh nhân này được chẩn đoán là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Khai thác bệnh cảnh, bác sĩ nhận thấy sai lầm nhiều người thường mắc phải khi bị k💃iến ba khoang tấn công là d😼ùng tay đập rồi vô tình chà xátಞ nọc độc trên da. Da bị chất độc kiến làm tổn thương gây khó chịu nên h💎ọ cào, gãi lên vết thương làm bội nhiễm t🌊ạo thành mủ, sốt, nhất là trẻ em. Một số tr♛ường hợp nhầm tổn thương là bị "giời leo" (Zona) nên khám hoặc dùnꦿg thuốc dân𒁃 gian đắp dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Bác sĩ khuyên mọi người𓆏 nên tránh những hành vi này.
Kiến ba khoang là tên dân gian gọi một loại côn trùng có hình dáng giống con kiến, có ba khoang màu đen - đỏ hay vàng nhạt - đen, chiều dài khoảng 5 đến 7 mm. Chúng còn có các tên khác như kiến lác, kiến gạo, kiến cong đít. Kiến thường sống ở ruộng lúa, bãi rác, vườn cây... thích bay vào những nơi có ánh sáng trắng xan🍸h (đèn huỳnh quang).
Trên bụng của loại côn trùng này có 2 tuyến độc chứa chất pederin. Đây là chất có độc tính mạnh kiến ba khoang tự tiết ra để tự vệ. Người tiếp xúc với chất này có thể bị đỏ da, nóng rát, bỏng rộp do phản ứng viêm da từ chất độc pederin. Biểu hiện ban đầu sau khi tiếp xúc là cảm giác ngứa rát, sau 6-12 giờ tạo thành dát đỏ, trên bề mặt có mụn nước li ti hay bọng nước dễ vỡ. Vùng da đỏ sẽ lan rộng, thường giới hạn trên một diện🍨 tích nhỏ hay lớn tùy vào lượng độc tố từ kiến ba khoang tiếp xúc với da và tùy vào phản ứng của viêm da tiếp xúc nhẹ hay mạnh.
Trong mùa sinh sản hay khi mưa nhiều, tổ kiến bị nước ngập nên chúng thường di chuyển lên nơi cao ráo hơn rồi bò vào nhà dân. Bác sĩ Phúc khuyên mọi người nên cẩn thận với kiến ba khoang tron🥂g nhà, tủ quần áo, đồ dùng, đồ chơi trẻ em.
Để hạn chế kiến bay vào nhà, chiều tối nên đóng kín cửa. Dùng cửa lưới ngăn côn trùng, thay bಌóng đèn ánh sáng ꦏtrắng xanh bằng ánh sáng vàng cũng giúp xua đuổi kiến. Trước khi ngủ nên trải và giũ giường chiếu, chăn màn. Thường xuyên🦹 kiểm tra khăn, đồ dùng, quần áo đề phòng kiến ba khoang bám vào. Đặc biệt chú ý các khu vực phòng ngủ, khu chơi, sinh hoạt của trẻ em.
Xử trí khi gặp kiến ba khoang
- Không nên đập, chà xát để tránh nọc độc tiếp xúc với da. Thay vào đó, dùng móng tay 🃏búng kiến ra xa hoặc dùng giấy, khăn, băng ke❀o dính để bắt chúng.
- Tuyệt đối tránh dùng tay không để bắt, giết, mౠiết🐬 kiến ba khoang.
- Nếu bị kiến bò lên người thì rửa sạch vùng da đó với nước sạch xà phòng.
- Không nên cào, gãi lên vết thương dễ gây bội nhiễm, tạo thành mủ, gây sốt. Đặc biệt khi trẻ em bị kiến tấ🌳n công, tốt nhất nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị sớm và thích hợp.
- Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như Zona (Herpes Zoster, dân gian gọi là "giời leo"). Do đó mọi người cần chú ꦚý hơn. Đặc biệt tổn thươn🐬g ở vùng mắt sẽ khiến mắt bị phù nề, phải đi khám ngay.
- Trường hợp tổn thương nặng, phù nề nhiều, viêm nhiễm không nên tự ý ꦺlấy thuốc bôi, vì da đã bị phỏng rộp bôi thuốc sẽ làm cho tình trạng phỏng rộp nghiêm trọng hơn. Nên đến bác sĩ da liễu để khám và đi🔥ều trị.
Trần Ngoan
[email protected]
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi