Trong nhiều năm, các đối thủ lớn nhất của Huawei ở ngành viễn thông là Nokia củ🅷a Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển. Nhưng giờ đây thách thức với công ty Trung Quốc ở lĩnh vực này còn có Samsung.
Tập đoàn điện tử có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc) những năm qua được đánh giá là tụt hậu so với các hãng khác về thiết bị viễn thông. Trong tâm trí các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích trong ngành, mảng kinh doanh mạng của 💦Samsung gặp nhiều khó khăn và chưa thể mang lại doanh thu nhiều như các lĩnh vực cốt lõi khác, chẳng hạn smartphone, điện tử tiêu dùng, chip nhớ máy tính hay màn hình.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Samsung đang có những bước đi nghiêm túc trong việc tiến vào lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là 5G. Tham vọng của hãng cũng lớn: Trở thành nhà cung cấp 5G hàng đầu thế giới, nhất là khi☂ Huawei đang chịu tác động bởi các lệnh cấm của Mỹ và một số đồng minh phương Tây.
Những tiến bộ của Samsung đang ngầm được thừa nhận. Vào t🥂háng 9, công ty đã đạt một trong những hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay trị giá 6,6 tỷ USD với tập đoàn Verizon của Mỹ. Hãng sẽ cung cấp thiết bị truy cập mạng vô tuyến (RAN) 5G cho nhà khai thác của Mỹ cho đến cuối năm 2025.
"Chiến thắng gần đây của Samsung trong việc nhận được sự tin tưởng từ Verizon có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi ở lĩnh vực viễn thông", Stefan Pongratz, chuyên gia 5G tại công ty nghiên cứu Dell'Oro Group, đánh giá.
Huawei, Ericsson và Nokia vẫn thống trị thị trường thiết bị mạng toàn cầu với ước tính 70 - 80% thị phần, nhưng Samsung đang bắt đ🍌ầu có chỗ đứng nhất định. Thống kê từ Dell'Oro cho thấy🧸, trong tổng thể thị trường thiết bị viễn thông hiện nay, bao gồm các phiên bản cũ hơn, như 4G, thị phần của Samsung đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua, lên khoảng 3%. Riêng cơ sở hạ tầng di động 5G, thị phần của công ty đã tăng khoảng 10 đến 15% trong nửa đầu 2020.
Samsung hiện tăng cường đầu tư🀅 5G ở những nơi có tiềm năng lớn. Tại quê nhà Hàn Quốc, hãng là nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nhất. Hãng cũng giành được các hợp đồng 🌟5G tại Mỹ với các nhà mạng Sprint, AT&T và US Cellular, ở Nhật Bản với KDDI, ở Canada với Telus và Videotron, và ở New Zealand với Spark.
"Chúng ta đang ở giai đoạn đầu trong kỷ nguyên 5G. Vẫn còn rất nhiều cơ hội để gây dấu ấn", Ian Fogg, nhà phân tích tại Opensignal🦩 của Anh, nhận xét.
Theo IHS Markit, Mỹ và Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho các nghiên cứu và phát triển liên quan đến 5G trong suốt 16 năm qua. Tuy nhiên, những áp lực gần đây của chính quyền Donald Trump với Huawei đang cản trở tham vọng của công ty này. Các quốc gia sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei cũng buộc phải đánh giá lại những nguy cơ nếu như họ phụ thuộc vào hãng Trung Quốc, bao gồm mạng lõi, phần cứng trạm gốc, ăng-ten thu phát sóng... - những thứ tạo nên RAN.
Theo dữ liệu của Dell'Oro, các nhà khai🌺 thác viễn thông ở ít nhất 14 quốc gia đang đánh giá lại hoặc xem xét sự phụ thuộc của họ vào da♕nh mục đầu tư RAN của Huawei, bao gồm thiết bị trên hạ tầng 2G, 3G và 4G. Các quốc gia, bao gồm Australia, Brazil, Đức và Anh hiện chiếm khoảng một phần ba thị trường RAN toàn cầu.
"Ericsson, Nokia và Samsung đều được hưởng lợi từ tình hình địa chính trị đang🃏 ảnh h♊ưởng tới Huawei", Pongratz nhận định.
Bên cạnh khả năng tiếp cận công nghệ quan trọng và thị trường, Samsung cũng có một chuỗi cung ứng an toàn, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Các thiết bị mạng của côn🅠g ty hiện sản xuất tại Hàn Quốc và Việt Nam, trong khi các thành phần khác như chip modem 5G được tạo ra ở Mỹ.
Samsung đã quá quen với việc giành vị trí hàng đầu trong các bảng xếp hạng công nghệ trên toàn thế giới - từ thiết bị 💙số, chip máy tính, điện thoại thông minh hoặc màn hình. Hãng cũng nỗ lực với 5G để mảng này "bằng chị bằng em", bằng cách chi tiêu nhiều hơn vào nghiên cứu, tập trung hơn trong việc phát triển các tiêu chuẩn và giao thức ngành áp dụng cho công nghệ mạng mới.
Thống kê của tập đoàn sở hữu trí tuệ IPlytics, tính đến đầu năm nay, Samsung chỉ đứng sau Huawei về các bằ💯ng sáng chế 5G. Trong khi đó, những đối thủ như Nokia hay Erricsson lần lượt🍌 ở vị trí thứ 5 và thứ 6.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở mảng 5G đượ🦄c dự đoán sẽ rất khốc liệt, khi có quá nhiều công ty tham gia. Theo Fogg, những thay đổi trong công nghệ thiết bị🍨 mạng sẽ xảy ra khoảng 10 năm một lần. Những thay đổi này kéo theo chi tiêu vốn tăng mạnh, cũng như những biến động khi các tập đoàn viễn thông chuyển đổi nhà cung cấp thiết bị.
"Việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị 5G không phải là một phương trình đơn giản. Về cơ bản, các nhà khai thác mạng phải đưa🌌 ra phán đoán về tương lai của nhà cung cấp, cũng như phải chú ý đến độ tin cậy của thời hạn hợp đồng", Fogg nói.
Một số nhà phân tích khác cho rằng, nếu không chọn Huawei, các nhà cung cấp mạng nên ưu tiên Ericsson và Nokia hơn, vì cả hai có khả năng nâng cấp thiết bị từ 2G đến 5G dễ dàng h♓ơn. Trong khi đó, Samsung có thể xem là "tay ngang" nhảy vào lĩnh vực 5G, nên rất khó làm điều tương tự. "Ericsson và Nokia đang có cơ hội hơn ở những quốc gia muốn loại bỏ Huawei", Pongratz nhận xét.
Ngoài ra, một số ý kiến đánh giá việc lựa chọn Samsung để cung cấp 5G là mạo hiểm. Trong quá khứ, công ty từng bị coi là nhà cung cấp yếu kém trong lĩnh vực kinh doanh thiết b💦ị mạng, cũng như chưa có năng lực ở các lĩnh vực như thiết kế mạng, thử nghiệm, tối ưu hóa và p🐬hần mềm.
C🤡ho đến nay, mảng kinh doanh 5G của Samsung chủ yếu nhắm mục tiêu đến các nhà khai thác mạng ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là ở châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, công ty sẽ khó có thể cạnh tranh tại khu vực châu Phi - nơi Huawe🧸i đã xây dựng vị thế vững chắc.
"Huawei đã có mặt trong hầu hết các cấp độ cung cấp Internet tại châu Phi, từ lắp đặt cáp quang dư༺ới biển, đến bán thiết bị cầm tay. Sẽ rất khó để Samsung cạnh tranh tại đây", Cobus van Staden, chuyên gia nghiênꦓ cứu về Trung Quốc, nhận định.
Bảo Lâm (theo FT)