Cảm xúc tức tối với cái sân vận động đó chỉꦦ hết khi một lần bố đưa tôi đến đó.
Đó là những năm khó khăn nhất của thời bao cấp trước sự kiện đổi tiền, thành phố buồn, mặt người luôn âu lo. Nhưng xung quanh Hàng Đẫy những buổi chiều chủ nhật thì mọi thứ đều khác. Đó là không khí hội hè, bóng đá chỉ là cái cớ để người ta đến đóꦕ, nạp vào tâm hồn mình năng lượng tích cực của niềm đam mê, và tình yêu cuộc sống. Và tôi đã bắt đầu chờ đợi những buổi chiều chủ nhật, để xin bố cho đi cùng đến sân Hàng Đẫy. Với tôi, Hàng Đẫy không chỉ là sân vận động, nó còn là một biểu tượng về sức sống của thཧành phố.
SEA Games 2003, Sân vận động Mỹ Đình chính thức hoạt động, cũng từ đó, sân Hàng Đẫy chỉ còn là sân phụ, một cái ga xép của các giải bóng đá, và hội hè rời đi. Lâu dần, người ta không còn nhắc đến sân Hàng Đẫy như một nơi tổ ch﷽ức các𒁃 sự kiện thu hút cộng đồng hàng đầu nữa. Khi tôi có con, sân Hàng Đẫy đã cũ kỹ, và dần bị lãng quên như mọi thứ cũ kỹ khác trên đời.
Tôi khô๊ng đưa con đến sân như bố mình khi xưa, bởi ở Mỹ Đình, sân vận động chỉ đơn thuần là trận đấu, những khoảng không mênh mông và bãi đỗ xe vô cảm. Lũ con tôi sẽ không thể cảm được gì ở đó như ngày xưa tôi đã.
Đôi khi, đi qua phố Trịnhꦡ Hoài Đức, tôi đã nghĩ không biết bao giờ thì sân Hàng Đẫy sẽ biến thành một tổ hợp cao ốc hoành tráng giống như số phận nhiều không gian công cộng khác của thành phố này. Rất may,𒀰 điều đó đã không xảy ra, khi thành phố quyết định nâng cấp sân Hàng Đẫy cho dù không phải ai cũng có ký ức để đồng thuận điều này.
Hồi sinh sân Hàng Đẫy thì sao? Tôi thấy có những ý kiến lo ngại về việc tăng mật độ giao thông ở trung tâm, nhưng nỗi lo này không cần thiết. Bởi khu vực sân Hàng Đẫy là một trong những điểm có khả năng kết nối vận tải công cộng tốt nhất Hà Nội, với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Cát Linh - Nhổn, tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa... Có lẽ, đây là nơi phù hợp nhất cꩵho một sân vận động, về mặt giao thông. Và khu vực xung quanh sân Hàng Đẫy sẽ là một không gian đi bộ lý tưởng của Hà N෴ội.
Ngược lại, một sân vận động mới, kèm theo nó là quảng trường, là tổ hợp thể thao hiện đại tại trung tâm thành phố, sẽ là một điểm nhấn kiến trúc, nơi có thể tổ chức không chỉ các trận đấu bóng đá, mà còn các hoạt ജđộng thể thao, giải trí hoành tráng. Hàng Đẫy có thể 💎trở thành một điểm nhấn kiến trúc, văn hóa của thủ đô. Hàng Đẫy, hoàn toàn có thể trở thành một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Hà Nội, như Stamford Bridge ở thủ đô London, Olympico của Hertha Berlin, đặc biệt là Nou Camp của Barcelona.
Ở một thành phố hàng chục triệu dân như Hà Nội, xây một sân vận động, dù là trên nền sân cũ, sẽ luôn gặp những p♕hản ứng trái chiều. Đó là điều bình thường khi mà lợi ích của mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, khi có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra xây sân vận động làm sân nhà, kèm theo đó là hạ tầng cônꦓg cộng trên nền một sân vận động đang chìm dần vào lãng quên, đó là điều nên khuyến khích.
🐻Đội chủ sân Hàng Đẫy trong tương lai, giờ chưa thể trở thành tình yêu của một nửa thành phố như Công an Hà Nội thuở trước. Nhưng, v♉ới một sân vận động được xây dựng trên nền hồi ức của Hà Nội, gắn bó với phố phường Hà Nội, đội bóng đó sẽ rất nhanh trở thành một biểu tượng của bóng đá Thủ đô.
Đó là lợi ích chung của doanh nghiệp, của đội bóng, và của người Hà Nội. Nhưng lợi ích đó chỉ thực sự hài hòa khi sự hợp tác giữa doanh nghi🐽ệp và chính quyền dựa trên sự minh bạch, để Hàng Đẫy hồi sinh như một niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Phạm Trung Tuyến