Sản phụ chuyển dạ sinh bé gái tại nhà ở quận 5, chiều 10/2. Năm giờ sau khi bé lọt lòng, gia đình gọi cấp cứu 115 nhờ cắt rốn cho bé🍌. Tổ y bác sĩ cấp cứu đến nhà, truyền dịch cho sản phụ và chuyển hai mẹ con vào Bệnh viện Từ Dũ.
Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết sản phụ nhập viện trong đêm với tình trạng thiếu máu nặng, em bé chưa được cắt rốn. Nhân viên y tế phải thuyết phục nhiều lần sản phụ mới đồng ý khâu vết rách khá rộng ở tầng sinh môn với yêu cầu "không được chích thuốc tê". Sản phụ được truyền🍌 dịch và tiêm thuốc co hồi tử cung, khâu tầng sinh môn tr🍒ong tình trạng không gây tê.
Sau một mũi khâu, sản phụ không thể chịu đau được mới đồng ý cho gây tê tại chỗ. Xét nghiệm cho thấy sản phụ có nguy cơ băng huyết sau sinh, chậm lành vết khâu, dễ nhiễm trùng... Chị vẫn kiên quyết k🔯ý giấy cam kết "không sử dụng kháng sinh, không truyền máu, không truyền thuốc đề phòng đờ tử cung và chấp nhận tất cả các hậu quả".
Ban giám đốc bệnh viện đã trực tiếp thuyết phục gia đình cho phép các bác sĩ can thiệp y tế cho hai mẹ con. Chồng và mẹ sản phụ đồng ý cách xử lý của bệnh viện trong khi sản phụ vẫn t𒊎iếp tục từ chối. Tại phòng theo dõi hậu sản, sản phụ không đồng ý cho bác sĩ thăm khám và yêu cầu xuất viện cùng với con.
Trưa 11/2, các bác sĩ bệnh viện vẫn đang tiếp tục thuyết 🦋𓆏phục sản phụ đồng ý các can thiệp y khoa cần thiết.
Đây là lần sinh thứ ba của sản phụ. Hai lần sinh trước đây đều tiến hành tại Bệnh viện ꧒Từ Dũ. Lần sinh con thứ 3, chị quyết tự sinh tại nhà vì "rất nhiều người mẹ đã sinh thuận tự nhiên thành công". Chị tìm hiểu phương pháp nàyꦐ qua các trang mạng và tham gia "học về sinh thuận tự nhiên". Sản phụ làm nội trợ.
Theo bác sĩ Diệp, các trường hợp đẻ rơi, khi sản phụ và em bé được đưa đến bệnh viện, nhân viên y tế sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung, tiền đình của mẹ có bị rách hay không. Sản phụ sẽ phải sử dụng thuố𝔉c đề phòng băng huyết sau sinh, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vì có thể các dụng cụ chưa được sát trùng đúng cách.
"Trẻ sơ sinh ngay sau chào đời sẽ được tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và bệnh lao theꦅo chương trình tiêm chủng quốc gia, chích vitamin K1, là quy định bắt buộc để đề phòng tình trạng xuất huyết não ở trẻ", bác sĩ Diệp cho biết. Bé cũng cần được theo dõi sát nhịp thở, màu da, đặc biệt trong trường hợp bé thở nhanh.
Trào lưu "sinh con thuận tự nhiên" 🎶có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí tử vong mẹ hoặc con hoặc cả hai. Sinh con tại nhà không có sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên y tế có thể làm tăng nguy cơ 5 tai biến sản khoa gồm băng huyết, nhiễm trùng, v😼ỡ tử cung, sản giật, uốn ván rốn.
Nhiều tổ chức❀ y tế uy tín trên thế giới đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn chưa được kiểm chứng khi sinh con tự nhiên và cảnh báo những nguy cơ mẹ, bé phải đối mặt nếu không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Bánh nhau chứa đầy máu, vì thế rất dễ nhiễm trùng. Một thời gian ngắn sau khi sinh, dây rốn ngừng đập nên không còn tuần hoàn trong bánh nhau và bánh nhau trở thành mô chết. Nếu không cắt dây rốn cho bé ngay khi chào đời, để cơ thể em bé thông nối với 🐼mô chết đang phân hủy trong 3 đến 10 ngày, thậm chí 2 tuần theo cách "sinh tự nhiên", sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho tính mạng em bé.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên khám thai định kỳ và sinh con tại các cơ sở y tế được cấp phép để được chăm sóc và đi🅷ều trị𒅌 phù hợp. Sản phụ sẽ được y bác sĩ hỗ trợ sinh con tự nhiên, nghĩa là sinh ngả âm đạo với các kỹ thuật giảm đau sản khoa nếu chuyển dạ thuận lợi. Trường hợp cần thiết, sản phụ được bác sĩ can thiệp bằng các phương pháp sinh giúp hoặc mổ lấy thai. Bé được da kề da với mẹ theo đúng chuẩn, chăm sóc sơ sinh sớm.