Báo cáo của Tổ công tác phía Nam Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy, 6 tháng cuối năm, nguồn cung nông sản thực pꦿhẩm xuất khẩu được dự báo giảm mạnh.
Chẳng hạn, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu xuất khẩu 8,7-9 tỷ USD năm nay, nhưng khó có thể đạt bởi các công ty thuỷ sản, nhất là khu vực Nam Bộ (chiếm 65% lượng xuất khẩu) đang rơi vào tỉnh cảnh khó khăn. Từ nửa cuối tháng 7, sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản sụt giảm 15-20%, nên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 giảm൲ 4% so với cùng kỳ. Công suất các nhà máy chế biến thuỷ sản của c♛ả vùng giảm còn 30-40%.
Tương tự, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thì lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết. Vì thế, theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cần có biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, nhất là tăng lưu thôღng, chế biến, cấp đông khi giá gia cầm hạ quá thấp.
Mặt khác, theo Tổ công tác, các nhà máy chế biến, cơ sở giết mổ gặp khó khăn lớn khi duy trì sản xuất 3 tại chỗ, do 🃏chi phí quá lớn trong đảm bảo an toàn dịch bệnh nên phải dừng hoạt động. Phần lớn cơ sở giết mổ và nhà máy chế biến, công nhân lao động chưa được tiêm vaccine, khi có ca nhiễm phải đóng cửa, tổn thất rất lớn.
Dự báo nửa cuối năm 2021, Tổ công tác nhận định, nhu cầu thị trường rất lớn, nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều vùng nguyên liệu bị phong toả do giãn cách khiến thu hoạ🐈ch và sản xuất bị ảnh hưởng. Nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản hiện chỉ hoạt động một nửa công suất so với bình thường.
Việc thiếu vật tư nông nghiệp, tâm lý người trồng không tốt dẫn tới thiếu sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. V🐎ì thế, dự báo xuất khẩu rau củ quả 6 tháng cuối năm giảm khoảng 3𒐪0%.
Với xuất khẩu thuỷ sản, thị trường thuận lợi nhưng tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nửa cuối năm phụ thuộc lớn vào kiểm soát dịch bệnh. Kịch bản dịch lắng xuống, kiểm soátꦓ được sau 3 tháng, mức tăng xuất khẩu thuỷ sản hàng tháng k🔯hoảng 6-8%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm 2021 có thể đạt 9 tỷ USD.
Kị𓄧ch bản xấu hơn, dịch tiếp ꧟tục kéo dài, Trung Quốc tăng kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam thì xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt tối đa 8,8 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản các tháng cuối năm phụ thuộc lớn vào hoạt động các nhà máy chế biến thuỷ sản.
Nhìn chung, nửa cuối năm sẽ là thách thức lớn với sản ღxuất nông nghiệp các tỉnh phía Nam, vừa đảm bảo phòng chống Covid-19, nhưng cũng phải duy trì, phục hồi sản xuất nông nghiệp, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.
"Nếu đứt gãyﷺ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm người dân, cũng như đảm bảo an ninh 𒆙lương thực quốc gia về lâu dài. Vì thế cần giải pháp phù hợp trong kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới", Tổ công tác phía Nam đánh giá.
Hiện lúa hè thu tiếp tục thu hoạch với diện tích gần 1 triệu ha,⛦ lúa thu đông đang gieo sạ, đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu xuống giống nuôi tôm vụ 2, nhu cầu con giống và phải vận chuyển từ các tỉnh Nam Trung Bộ vào... gặp nhiều ཧkhó khăn trong điều kiện giãn cách xã hội.
Mặt khác, loạt mặt hàng nông sản như chanh, dứa, gà lông trắng, cá tra và tôm đang khó tiêu thụ, ứ đọng, giá xuống thấp dẫn tới một bộ phận nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có tâm🌟 lý băn khoăn, chần chừ trong tái ꦚđầu tư, sản xuất.
Tổ công tác phía Nam cho rằng, lúc này rất cần chính sách hỗ trợ của nhà n🥂ước, vào cuộc của các ngành để khôi phục sản xuất, không để thiếu hụt lương thực, thực phẩm nh🐈ững tháng cuối năm. Bên cạnh đó, để kích cầu trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng, cần có một chương trình hỗ trợ tổng thể từ giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản tới cung ứng nông sản thời gian tới.
Trước nguy cơ đứt gãy sản xuất nông nghiệp, chuỗi cung ứng nông, thuỷ sản tại các tỉnh phía Nam đang giãn cách xã hội, Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng, chỉ đạo Bộ Y tế tiê🍌m vaccine cho tất cả công nhân các nhà máy chế biến nông, thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia๊ cầm đang thực hiện "3 tại chỗ" và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy, thực hiện theo chuỗi giá trị, trực tiếp sản xuất.
Vì qua khảo sát, một sốꦏ nhà máy, lượng công nhân duy trì sản xuất đông, nhưng mới chỉ tiêm vaccine 30-40%, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao. Đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.
Cùng đó, Tổ công tác c🍸ũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nh꧙à nước gia hạn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp đủ thời gian chuẩn bị dòng tiền trả nợ, đáo hạn các khoản vay dài hạn, nới hạn mức cho vay và điều chỉnh lãi suất cho vay tạm trữ.
Tổ cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thuỷ sản để tăng cường mua nông sản, bảo quản sản phẩm đông lạnh; triển khai chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực; Mở rộng chính sách bán hàng bình ổn giá cho cô🔥ng nhân, người lao động ở 19 tỉnh phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16.
Anh Minh