Luật sư tư vấn
Theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015, công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam. Trong đó, Bộ luật Hình sự 2015 tại Điều 321 có quy định về tội Đánh bạc.
Như vậy, về nguyên tắc, công dân Việt Nam đánh bạc ở nước ngoài vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, v🐻iệc xử lý tội phạm xảy ra tại nước ngoài cần có sự hỗ trợ của nước sở tại thông qua Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Hiện, Việt Nam và Campuchia chưa ký kết Hiệp định này, nên sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của hai quốc g♒ia dựa trên nguyên tắc có đi có lại (khoản 2 Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Do đó, việc xử lý người Việt phạm tội ở Campuchia 🎃có thể xảy raജ hai trường hợp sau:
- Xử lý và chấp hành hình phạt tại Campuchia theo điểm a, b khoản 2 Điều 3 Hiệp định dẫn độ giữa Việt𒀰 Nam và Campuchia.
Luật Quản lý cờ bạc của Campuchia cấm người dân trong nước chơi cờ bạc cũng như tham gia chơi ở các casino. Tuy nhiên, pháp luật nước này có quy định mở cửa cho các du khách nước ngoài, trong đó có Việt Nam tham🍨 gia đánh bạc tại đây, nhằm tạo nguồn thu cho kinh tế, du ꦡlịch, tăng thu nhập từ thuế. Do vậy, nếu người Việt Nam đánh bạc tại Campuchia thì không bị xử lý theo pháp luật của nước này.
- Dẫn độ về nước để xử lý theo pháp luật Việt Nam
Theo khoản൩ 1 Điều 2 Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Campuchia, các tội có thể bị dẫn độ theo quy định của Hiệp định này là các tội có thể bị xử phạt tù với thời hạn từ 2 năm trở lên hoặc nghiêm khắc hơn theo quy định pháp luật của cả hai bên. Tuy nhiên, pháp luật Campuchia không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài đánh bạc tại casino trên lãnh thổ nước này. Do vậy, trường hợp này không thể yêu cầu dẫn độ về nước để xử lý theo pháp luật Việt Nam về Tội đánh bạc.
Luật sư Võ Đan Mạch
Công ty luật TNHH MTV Ta Pha