Siemens SL45 cũ rích nhưng lại hay được "chế" nhất. Ảnh: Monetcg. |
Trung, vốn là một cựu sinh viên ĐH Công đoàn, hồ hởi giới thiệu về chiếc điện thoại ưng ý nhất của mình. Vẫn mang một vài nét cổ điển, màn hình đen trắng và một chút dáng dấp nguyên bản của chiếc Siemens SL45, nhưng chiếc điện thoại của Trung đã khác xa d﷽áng vẻ ban đầu.
*Hàng 'độc' tại Photokina 2006 |
*Thú chơi 'dế độc' |
*Đỏng đảnh như 'dế độc' |
Điểm đặc biệt nhất của chiếc điện thoại này là cả phần mềm và phần cứng của nó đều đã được thay đổi để🐬 có thêm những tính năng mới. Phần mềm đã có thể chạy được Java, xem phim, chơi nhạc MP3, nhận được thẻ nhớ lên đến 2G, hay những tính nă🎃ng khác như cài từ điển.
"Chú dế" này còn được gắn thêm một chiếc loa ngoài, một bộ pin mới có thể chơi nhạc hàng giờ liên tục. Nếu kết nối thêm với loa rời, âm🔴 thanh của nó cũng không thua kém gì một giàn âm thanh hi-fi. Giá chiếc điện thoại của Trung khoảng một triệu đồng, nhưng không vì thế mà kém cạnh những "ông lớn" khác.
Motorola TacX trở thành đồ cổ và "hàng độc". Ảnh: Celink. |
Khi có ý định làm mới chiếc điện thoại của mình được giới thiệu đến Minh (cựu sinh viên ĐH KHTN), một trong n♏hững người chuyên nghiệp và có 𝔉nhiều năm kinh nghiệm về công nghệ "chế" điện thoại, mà dân trong nghề vẫn thường gọi là mod máy.
Theo như Minh thì "điện thoại chế thường là những dòng máy cổ, Motorola có TacX, SL45, Sony Ericson có Z1, ♎Z5, Z7... bởi những dòng máy này kh෴ông còn được sản xuất nữa, dễ làm mới và khi đã sửa chữa nó trở thành một sản phẩm rất độc đáo".
*Chơi 'dế' cổ |
*Hàng Tết đẹp và độc |
*Điện thoại đa quốc gia |
Điện thoại chế từ dòng máy Siemens SL45 là loại được dân chơi ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi nội tại của máy đã có tính năng nghe nhạc, nhận được thẻ nhớ 32 ♌MB, vì thế có thể tăng thêm chức năng cho máy bằng cách cải tạo từ nguyên bản sẵn có.
Muốn cải tạo một chiếc điện thoại như dòng SL45 cần phải làm đồng bộ cả phần mềm và phần cứng. Những bản patch vá cho phần mềm được tải về từ trên m♌ạng, hoàn toàn miễn phí. "Bản vá lỗi chủ yếu do người chơi viết, mình thường tìm kiếm ở những trang web nước ngoài. Trên thế giới họ đã mod má🌌y từ lâu nên kỹ thuật của họ rất cao". Minh cho biết. Còn việc gắn thêm những bộ phận phần cứng cho máy được làm hoàn toàn thủ công.
Giá thành tùy từng bộ phận, chủ yếu phụ thuộc vào chi phí mua thiết bị. 💦Ví dụ như gắn thêm loa ngoài mất 250.000 đồng, thay một bộ pin 1800mA, giá khoảng 20 USD, sơn vỏ mất 80.000-150.000 đồng hay một loa rời vỏ ꦯgỗ giá khoảng 300.000 đồng.
Làm cả vỏ gỗ cho điện thoại. Ảnh: Shopontheinternet. |
Cũng theo Minh thì bây giờ có thể thay đổi hoàn toàn vỏ ngoài ဣcủa máy sang chất liệu khác như vỏ gỗ, tất nhiên là chi phí sẽ cao hơn những💙 thay thế thông thường. Những "chuyên gia" chế điện thoại như Minh thường làm theo "đơn đặt hàng" của khách vì thế mà mỗi điện thoại có dáng vẻ riêng tùy vào sở thích của mỗi người.
Cũng có những người từ niềm đam mê với điện thoại "chế" đã mày mò, học hỏi để có thể tự "trang điểm" cho "chú dế" của mình. Như trường hợp của Trung vốn học ngành chẳng liên quan gì đến kỹ thuật nhưng bây giờ Trung đã có ꦛ"tay nghề" khá chắc với khoảng 10 sản phẩm ra lò, trong đó có chiếc điện thoại ưng ý nhất đang dùng.
Với nhữ🎉ng người trẻ như Minh h📖ay Trung, "chế điện thoại không phải là chạy theo trào lưu mà quan trọng hơn là có thể để lại dấu ấn cá nhân của mình trên mỗi sản phẩm".
(Theo Sinh Viên Việt Nam)