Có điểm tôi thấy rất khó chấp nhận ở du lịch Việt Nam đó là cứ𒈔 đợi tới mỗi dịp lễ, Tết là cả vé máy bay, khách sạn, ăn uống, dịch vụ... đều nhao nhao lên đua nhau tăng giá. Những người làm dịch vụ du lịch cứ tưởng rằng mình khôn ngoan, biết chớp lấy thời cơ vàng để làm ăn, kiếm lời. Nhưng họ không biết rằng khách du lịch bây giờ đâu có dại. Biết giá cả dịch vụ du lịch mùa lễ, Tết tăng giá mạnh nên người ta bây giờ chọn hoặc ở nhà, hoặc đi nước ngoài cho khỏe.
Theo nhiều đơn vị lữ hành, Nhiều điểm du lịch phía Bắc như Cát Bà, Ninh Bình, Điện Biên, Sa Pa... đều thông báo đạt công suất phòng khách sạn tối đa dịp lễ 30/4. Do nhu cầu cao, hầu hết các khách sạn 3-4 sao đều áp dụng phụ thu dịp lễ và tăng giá 20-30%. Trong khi đó, nhóm nhà nghỉ và khách sạn thấp sao ghi nhận mức tăng giá gần gấp đôi.
Thực tế này cho thấy một sai lầm trong cách làm du lịch ăn xổi ở nước ta. Lẽ ra, người làm dịch vụ phải biết lấy ngắn nuôi dài. Làm du lịch cũng như làm doanh nghiệp, phải chấp nhận trả lương nhân công gấp đôi, ba lần trong những ngày lễ, Tết để duy trì hoạt động, tuy nhiên không thể tính hết khoản tăng thêm đó vào giá sản phẩm v🉐à bắt khách hàng phải chịu hết.
Do đặc thù công việc nên mình phải di chuyển nhiều đến Thái Lan nên tôi có cơ hội được trải nghiệ𒁃m cách làm du lịch của họ. Tôi chưa bao giờ thấy người Thái thông báo tăng giá dịch vụ dịp Tết Songkran ♈hay Loy Krathong cả, dù đây là những dịp lễ lớn nhất của Thái Lan, lượng khách du lịch tăng đột biến, tình trạng "cháy phòng" diễn ra thường xuyên. Đó chính là tư duy cấp tiến của người làm kinh doanh, họ biết nuôi dưỡng khách hàng, tạo uy tín để có được lượng khách ổn định lâu dài, quanh năm.
Với hiểu biết của bản thân, tôi dám khẳng định riêng tại Thái Lan và Nhật Bản không hề có chuyện tăng giá dịch vụ gấp đôi, ba lần trong những ngày lễ, Tết như ở ta. Chính Phủ Thái Lan còn khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ tung thêm nhiề🌠u khuyến mãi (một hình thức giảm giá ), quảng cáo... để thu hút khách du lịch.
Xin đừng hỏi vì sao người dân Việt cứ chọn dịp nghỉ lễ để đi du lịch rồi kêu than giá cao. Nếu bạn có nhiều thời gian rả✅nh để lựa chọn khi nào đi, khi nào không đi, thì đó là một câu chuyện khác. Nhưng phần lớn những người lao động, làm công ăn lương không có nhiều cơ hội, ngày nghỉ để được lựa chọn như thế. Họ chỉ mong chờ có dịp lễ, Tết, được nghỉ chính thức dài ngày để được đi chơi một chuyến.
Thế nên, không thể đẩy hết những gánh nꦏặng chi phí lên du khách, coi đó như một cái giá buộc phải đánh đổi chỉ để được đi du lịch ngày nghỉ lễ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết kꦍhông nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.
- Tính toán khi vé máy bay khứ hồi Phú Quốc 6 triệu đồng
- 'Vé máy bay tới TP HCM 30 triệu đồng, gia đình tôi đi du lịch Thái Lan'
- Bữa hải sản gần 12 triệu đồng ở Hạ Long đắt hay rẻ?
- Chuyến đi Phú Quốc khiến tôi thấy du lịch Việt chẳng kém Thái Lan
- 10 năm 'nghiện' du lịch Thái Lan
- 'Muốn quay lại ngay sau 5 ngày du lịch Thái Lan'