Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 25/4, Bộ trưởng Thông tin Tr🍸uyền thông Nguyễn Bắc Son cho biế🍰t,Thủ tướng sẽ xem xét ban hành đꦆề án Quy hoạch phát triển 🦂và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025.
Theo đề💙 án này, mỗi bộ, ngành sẽ chỉ có một báo chính còn lại là các ấn ph🦋ẩm phụ và mỗi địa phương duy trì một đài phát thanh, một đài truyền hình.
Bộ Thông tin Truyền thông cho rằng, số lượng cơ quan báo chí và ấn phẩm những năm qua tăng nhanh nhưng cơ cấu chưa h♌ợp lý. Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều cơ quan, ấn phẩm báo chí. Một số báo có nhiều ấn phẩm phụ với nội dung không phù hợp tôn chỉ mục đích. Hệ thống đài phát thanh truyền hình được đầu tư về khả năng phát sóng vượt xa so với khả năng sản xuất chương trình. Vì vậy theo lãnh đạo Bộ, một trong những lý do xây dựng đề án "nhằm đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng hơn".
Xác🐟 định đây là nhiệm vụ rất quan trọng, Chính phủ đã bắt đầu triển khai đề án từ 9 năm trước (2006) - khi Bộ Thông tin Truyền thông chưa thành lập. "Có một thời gi🔯an chúng ta dừng lại và gần đây, Thủ tướng quyết định sẽ triển khai quy hoạch", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thông báo.
Tháng 7/2013, dự thảo đề án lần đầu tiên được trìnꦇh lên Chính phủ. Nhận định văn bản này là cá biệt, Thủ tướng꧒ đã chỉ đạo lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan chủ quản, các tỉnh, thành phố.
Đề cập quá trình xây dựng đề án không có sự tham khảo ý kiến cơ quan báo chí, Bộ trưởng Son cho hꦑay: "Thủ tướng không chỉ đạo lấy ý kiến tất cả các cơ quan báo chí. Trong kết luận của Bộ Chính trị cũng🙈 không có yêu cầu Chính phủ lấy ý kiến của tất cả các đối tượng".
Đề án 2 lần trình lên❀ Bộ Chính trị. Ngày 25/4/2014, Bộ Chính trị có ý kiến bằng văn bản đánh giá những cái được và chưa được của quy hoạch, yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh, để xem xét lần nữa.
Ngày 7/11/2014, xác định quy hoạch báo chí toàn quốc là vấn đề lớn, nhạy cảm, tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức nên Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ trình ra kỳ họp Trung ương 10. Khoảng 100 ý kiến đã đóng góp vào dự thảo đề án. Cơ bản các ý kiếꦦn nhất trí với nội dung, quan điểm và định hướng trong quy hoạch. Bộ Chính trị đã thông quaܫ đề án này ngày 13/3/2015.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đไạo Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp thu ý kiến Trung ương, hoàn thiện đề án.
"Chắc không có quy hoạch nào làm kỹ đến như vậy khi lấy ý kiến Bộ Chính trị, Trung ương đến 3 lần", Bộ trưởng Son 🏅nhận xét.
Khoảng 10 ngày sau khi đề án quy hoạch báo chí được Hội nghị Trung ương 10 thông qua, Bộ Giao thông Vận tải là☂ đơn vị đầu tiên hiện thực hoá chủ trương này với việc đóng cửa 🍰một tờ báo và 5 tạp chí, chỉ giữ lại một tờ báo (Giao thông) và một tạp chí (Giao thông Vận tải).
Việt ﷽Nam hiện có 838 đơn vị báo chí và hơn 300 kênh phát thanh truyền hình.
Bình luận về số lượng đơn vị báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng "rất đông đảo nên nội dung không tránh khỏi trùng lặp. Thế giới nói chúng ta không tự do báo chí nhưng chắc chắn chúng ta là một trong những nướ🎃c rất tự do báo chí. Bởi chúng ta có tất cả các loại hình báo chí, dành cho tất cả các lứa tuổi, từ Trung ương tới địa phương, bộ ngành. Các nước khác chưa chắc có nhiều đài truyền hình như Việt Nam". |
Hoàng Thuỳ