Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/2, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, việc xây dự⛎ng nghị định nhằm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Cuối năm 2022, Bộ Nội vụ và T💦ư pháp thống nhất xây dựng nghị định theo quy trình rút gọn và được Thủ tướng đồng ý. Nghị định sẽ làm rõ một số vấn đề như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cũng như nguyên tắc, quy trình, điều kiện♎, hình thức thực hiện việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
"Đây là nghị ꩲđịnh rất phức tạp, rất khó vì mới và liên quan đến nhiề🐓u ngành nghề, lĩnh vực, nhiều cán bộ trong hệ thống chính trị", ông Thăng nói, cho biết Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến các bộ ngành, địa phương, đoàn thể trung ương để đảm bảo tính khả thi.
Dự kiến, dự thảo nghị định sẽ được Bộ Nội vụ trình Chính phủ đầu🅘 quý II/2023.
Tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cá✃ch làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách. Việc này tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có nhưng không phù hợp với thực tiễn; mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Tại kỳ họp 🐠Quốc hội hồi tháng 5/2022, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm để tạo đột phá tăng trưởng cho đất nước.