Cô Quyên hiện là giáo viên tiểu học tại huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hồi tháng 6, khi huyện này thông báo đến đợt xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cô Quyên phấn khởi nộp hồ sơ xét thăng hạng III lên h⛎ạng II.
Nhưng hồ sơ của cô bị trả về vì "bằng đại học chưa đủ 9 năm". Theo quy định tại thông tư 08 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiểu học, THCS hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III từ 9 năm trở lên. Thời gian giữ hạng III tính từ lúc giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, tức là giáo viên tiểu học, THCS phải có bằng đại học thay vì chỉ cần bằng truജng cấp, cao đẳng như trước.
"Nếu đợi đủ 9 năm thì tôi đ𒐪ã 58 tuổi. Bao nhiêu năm cố gắng, cống hiến cho ngành giáo dục nhưng đến lúc về hưu vẫn chỉ là giáo viên hạng III", cô Quyên nói, cho hay đã giữ hạng nàyܫ 13 năm.
Nữ giáo viên về công tác tại vùng khó khăn của huyện Đồng Văn, Xín Mần từ những năm 1992, sau khi tốt nghiệp trung cấp Sư phạm Hà Giang. Năm 2006, khi yêu cầu với giáo viên tiểu học chỉ là trung cấp, cô đi học cao đẳng để đạt trên chuẩn. Năm 2019, Luật Giáo dục yêu cầu trình độ đại học, cô tiếp tục đi học và lấy bằng năm ngoái, dù gia đình khó khăn, cả mẹ và con ꦉcùng vào đại học.
Ở Hà Nội hồi tháng 7 cũng có đợt xét thăng hạng giáo viên. Hàng tr♛ăm thầy cô bức xúc khi hồ sơ không đạt với cùng lý do như cô Quyên, gửi đơn kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Phải chờ thêm 𓆏8 năm nữa thì đến lúc nghỉ hưu♛, tôi cũng chẳng được thăng hạng", cô Hà, 48 tuổi, giáo viên Địa lý THCS ở ngoại thành Hà Nội, chia sẻ.
Có bằng cܫao đẳng rồi đi dạy hợp đồng trước khi vào biên chế năm 2005, cô Hà từng hai lần định học đại học nhưng không thành do sinh con và không tìm được lớp phù hợp. Đếnಞ năm ngoái, cô mới cầm trong tay tấm bằng cử nhân.
"Ngay cả lúc khó khăn nhất tôi cũng không cảm thấy nản như bꩲây gi😼ờ", cô Hà chia sẻ.
Phản hồi đến VnExpress, nhiều giáo viên nói gặp cảnh ngộ tương tự. Họ cho rằng yêu c🌊ầu đủ 9 năm có bằng đại học mới được thăng hạng khiến giáo viên thiệt thòi, ảnh hưởng không chỉ đến thu nhập mà cả tâm lý, nhất là với giáo viên đã nhi♏ều năm công tác.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực (1/7/2020), cả nước ♍có 170.000 giáo viên tiểu học và THCS chưa đạt chuẩn mới. Không ít giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, rất khó để tìm được lớp học "nâng chuẩn".
Theo các thông tư về tiêu chuẩn chức danh nghề n🗹ghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.
Hiện lương giáo viên hạng III dao động 4,2-8,9 triệu đồng một tháng. Trong khi đó,𒆙 lương giáo viên hạng II là 7,2-11,5 triệu. Ngoài ra, giáo viên được hưởng một số khoản phụ cấp, tính trên lương hiện hưởng.
Cô Thu, 47 tuổi, giáo viên THCS ở Hà Nội, cho hay đang giữ bậc 5 ở hạng III với lương gần 6,6 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử được thăng hạng đợt này, cô đ♓ược lên bậc I của hạng II, hưởng lương 7,2 triệu đồng.
"Tuy chênh lệch ban đầu không nhiều, nhưng càng kéo dài, khoảng cách càng lớn. Do tính cả phụ cấp nên cùng♛ bằng cấp mà chênh vài triệu đồ𝐆ng", cô Thu nói.
Một giáo viên gần 50 tuổi khác ở Hà Nội cũng thất vọng vì không được thăng hạng, tăng lương đợt này. Theo cô, việc đi dạy rất nhiều áp lực về hồ sơ sổ sách, về chất lượn🎀g, về các cuộc thi, nhưng áp lực về lương thấp cũng rất đáng sợ.
"Tôi phải nuôi con vào đại học. Vì thế, tôi cũng mong ꦓcó thêm đồng lương để mình bớt phải bươn chải, được sống toàn tâm, toàn ý với nghề", cô giáo này chia sẻ.
Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên, ngoài tiền lꦑương thì việc không được thăng hạng khiến họ tâm tư, mất động lực làm việc.
"Khi nhận tin hồ sơ bị trả về, tôi vừa bức xúc, vừa tủi thân. Bản thân là tổ trưởng tổ chuyên môn nhưng không đủ điều kiện như hầu hết g💜iáo viên khác ở trường", cô Quyên chia sẻ.
Cô Thu đặt câu hỏi t🌜ại sao cùng làm công việc như nhau, cùng có bằng đại học nhưng những giáo viên hàng chục năm kinh nghiệm vẫn giữ hạng III, trong khi giáo viên trẻ, ít cống hiến hơn lại có vị thế cao hơn.
"Tôi luôn cảm giác tự ti, yếu thế so với đồng nghiệp trẻ, ꦦám ảnh nếu phụ huynh biết mình chỉ là giáo viên hạng III", cô Thu nói, thêm rằng rất tâm tư khi trường có 7 giáo viên nộp hồ sơ xét thăng hạng, giáo viên trẻ thì được mà mình lại bị loại.
Thực tế, yêu cầu 9 n🍌ăm mới được thăng hạng trong t▨hông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ theo quy định chung của Bộ Nội vụ. Công chức muốn thi từ chuyên viên lên chuyên viên chính cũng phải mất 9 năm, cứ ba năm tăng một bậc lương (nếu không có thành tích đặc biệt để được xét lên lương sớm).
Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Giáo dục🤪 chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng nếu không có ràng buộc về thời gian công tác, áp lực lên quỹ lương rất lớn. Tuy nhiên, việc dùng số năm làm 💯tiêu chí tính bậc lương giáo viên là "nửa nạc nửa mỡ".
"Trả lương theo🌠 vị trí việc làm nhưng lại tính thời hạn. Như vậy giáo viên đạt năng lực, kỹ năng mà không đủ thời gi💮an vẫn không được thăng hạng, lên lương", ông lý giải.
Còn ông Nguyễn Hoàng Chương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát, tỉnh Lâm Đồng, nhìn nhận dù đúng quy định, yêu cầu này là "thiếu chia sẻ với thầy cô". Theo ông, nhiều giáo viên lâu năm mới đi học đại học khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. Nếu đợi thêm 7-8 năm nữa để lên hạng th🌠ì quá thiệt thòi. Việc này sẽ khiến giáo viên tổn thương, ảnh hưởng tới động lực làm việc.
"Trong bối cảnh cả nước thiếu hơn 100.000 giáo viên, và cũng hơn 10.000 người xi♈n nghỉ việc, đây là điều rất đáng lo ngại", ông Chương nói. Về🗹 lâu dài, thu nhập thấp sẽ trở thành định kiến về nghề giáo, khiến sinh viên dè dặt chọn ngành.
Theo ông Vinh, ngành giáo dục cần áp dụng tinh thần của cơ chế thị trường, tức 𝓀làm tốt sẽ có thu nhập tốt. Thời gian sở hữu bằng đại học chỉ nên là một trong những điều kiện cần để xét thăng hạng, lên lương.
Nhiều giáo viên thì cho rằng trước mắt quy🌸 định 9 năm mới được xét tăng hạng chỉ nên áp dụng với những giáo viên được tuyển dụng sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực.
Trả lời VnExpress hôm 28/7, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thừa nhận khi xây dựng văn bản đã bám sát quy định hiện hành nhưng không lường hết được tất cả vướng mắc trong thực t📖iễn triển khai.
"Bộ đang tậ🧸p hợp ý kꦚiến, trao đổi với Bộ Nội vụ nhằm đưa ra hướng dẫn trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho giáo viên", ông Đức nói, cho hay dự kiến việc này sẽ ngay trong tuần này.
Đây không phải lần đầu thông tư về bổ nhiệm, xếp hạng và lương giáo viên bị phản ứng. Đầu năm 2021, chùm thông tư về việc này của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị phản ứng do quy đị🎃nh muốn lên hạng, giáo viên phải đi học thêm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Để học các chứng chỉ trong 5 ngày đến một tuần, họ phải chi 2,5-5 triệu đồng, gây lãng phí lại không thực chất.
Sau khi Thủ ꦅtướng yêu cầu Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi các quy định liên quan, việc này đã được tháo gỡ.
Dương Tâm - Thanh Hằng
*Tên giáo viên được thay đổi