Ngày 7/2/1984, tại Bệnh viện Đại học Bang Ohio, bác sĩ thực tập 🎃Michael Swango khám cho bà Rena Cooper, 69 tuổi, đang hồi phục sau൩ ca phẫu thuật lưng. Tuy nhiên đây vốn không phải nhiệm vụ của Michael, không ai biết tại sao anh ta lại vào phòng.
Một lúc sau khi Michael rời đi, Rena bắt đầu co giật. Khi bác sĩ và y tá giúp bệnh nhân ổn định tình hình, Rena cố gắng nói cho họ biết chuyện gì đã xảy ra. Họ đưa cho bà một cây bút và tờ giấy. Rena viết: "Bác sĩ đã cho thứ gì đó vào ống tiêm tĩnh mạch của tôi". Bệnh nhân cùng phòng với Rena làm chứng rằng Michael vừa v🌟ào phòng.
Một y tá đi trấn an các bệnh nhân sau vụ việc. Cách đó bốn phòng, cô💮 thấy Michael đi ra khỏi một phòng khác với "nụ cười nhăn nhở rất khôi hài". Cô đi vào căn phòng đó và tìm thấy một mũi kim tiêm dưới da cỡ lớn có pít-tông 🍌nằm trên bồn rửa. Điều này là bất thường, vì kim tiêm dưới da không thể vứt lung tung trong bệnh viện.
Ba bác sĩ chất vấn Michael về những gì đã xảy ra trong phòng của Rena. Anh ta bị cáo buộc đã kể ba câu chuyện khác nhau🔜, thậm chí tuyên bố chưa bao giờ vào phòng đó.
Michael Swango sinh năm 1954, từng là một học sinh gương mẫu và thủ khoa trung học. Sau hai năm học đại học, anh ta gia nhập Thủy ꧂quân lục chiến, nhưng sau đó trở lại trường học để theo đuổi sự nghiệp bác sĩ.
Năm 1983, Michael đ꧂ến Ohio với tư cách là sinh viên mới tốt nghiệp trường y của Đại học Nam Illinois, dù có thành tích học tập kém. Anh ta giỏi lý thuyết nhưng thiếu kiên nhẫn với những bài tập thực hành, từng bị lưu ban một năm. Bạn cùng lớp nói một số bệnh nhân đã qua đời trong khi được Mich💎ael chăm sóc.
Michaeಞl có thành tích kém cỏi trong sáu tháng đầu tiên thực tập. Người giám sát nói trừ khi có sự cải thiện đáng൩ kể, nếu không anh ta sẽ không được tiến cử thành bác sĩ chính thức. Ngay sau khi Michael bị cảnh cáo, bà Rena bị co giật kỳ lạ. Tiếp đó là một loạt sự kiện bí ẩn tại bệnh viện. Rena sống sót, nhưng ít nhất năm bệnh nhân khác đã chết.
Các quan chức bệnh viện điều tra những cái chết bí ẩn. Họ phát hiện tất cả trường hợp tử vong đều xảy ra ở những khu vực Michael đang làm việc. Bất cứ nơi nào có mặt anh ta sẽ xảy ra cơn 💫ngừng thở không rõ nguyên nhân, điều này đã xảy ra ít nhất năm lần. Dù có một số bằng chứng hướng về Michael, các quan chức bệnh viện lựa chọn không báo cảnh sát. Họ quyết định theo dõi chặt chẽ anh ta và đợi đến khi hết kỳ thực tập để cấm anh ta trở𝄹 lại.
Trong vài tháng cuối của kỳ thực tập🌳, Michael đãi các nhân viên bệnh viện món "gà siêu cay". Trong vòng vài giờ sau khi ăn, ít nhất ba bác sĩ có triệu chứng giống ngộ độc thạch tín, cần được điều trị mắt do vỡ mạch máu vì nôn mửa.
Michael rời Bệnh viện Đại học Bang Ohio vào tháng 6/1984 mà không bị điều tra chính thức, không cóဣ cáo buộc nào được đệ trình. Một tháng sau, anh ta làm nhân viên y tế khẩn cấp ở Quincy, Illinois.
Ngày 14/9/1984, Michael mang bánh rán cho cả đội ngũ. Đồng nghiệp tên Brent Unmisig nhận thấy bánh có vị lạ nhưng anh ta nói nó được làm kiểu khác. 45 p🐷hút sau, Brent và vài người ăn bánh có biểu hiện ngộ độc. Họ muốn kiểm tra những chiếc bánh còn lại nhưng chúng đã biến mất. Không ai nghi ngờ Michael mà đều cho rằng đó chỉ là ngộ độc thực phẩm và cho qua chuyện này.
Tối hôm sau, Brent làm việc với Michael trong một trận bóng đá ở địa phương. Vào giờ nghỉ giải lao, Michael mua cho đồng nghiệp một lon nước ngọt. Vài 🍷phút sau khi uống, Brent bắt đầu nôn mửa, có triệu chứng giống ngộ độc thạch tín.
Hai vụ ngộ độc bí ẩn khiến đồng nghiệp của Michael nghi ngờ. Họ cũng chú ý đến niềm đam mê rùng mình của anh ta với những tai nạn máu me. Qua lời nói của Michael, Brent nghĩ rằng anh ta thích nhì✃n thấꦰy cái chết. Michael còn giữ một "sổ lưu niệm" về những vụ tai nạn đã chứng kiến.
Các đồng nghiệp quyết định gài bẫy, giả vờ đi khỏi phòng, để lại một bình trà đá không đường trong bếp văn phòng. Khi quay lại, họ phát hiện trà rấܫt ngọt, sau đó kiểm tra ra có thạch t🌄ín. Một đồng nghiệp nhìn thấy Michael ra vào khu vực bếp sau khi mọi người rời đi.
Họ c🍸òn gọi một cuộc điện thoại giả, dụ Michael ra khỏi tòa nhà để lục tủ đồ củ🐽a anh ta. Trong túi tập thể dục, các đồng nghiệp tìm thấy hai lọ thuốc diệt kiến chế từ thạch tín: một lọ đầy, một lọ rỗng.
Ngày 26/10/1984, Michael bị bắt vì đầu độc đồng nghiệp. Trong căn hộ của anh ta, cảnh sát phát hiện thêm bằng chứng là hàng chục chai thuốc độc, sách và công thức chế tạo🦩 thuốc độc cùng đủ loại ống tiêm.
Tháng 8/1985, Michael bị kết án 5 năm tù dù tuyên bố vô tội. Sau khi chấp hành được một nửa bản án, Michael được thả tự do vì cải tạo tốt. Anh ta lại tìm được việc làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhờ thuyết phục người tuyển dụng rằng mình là nạn nhân bị xử oan liên quan đến một "vụ ẩu﷽ đả trong quán bar".
Năm 1989, Mi🌌chael đến một trường dạy nghề y t🧜ế ở thành phố Newport News, Virginia. Trong thời gian Michael ở đó, ba đồng nghiệp bị ngộ độc.
Trong ba năm sau, Michael đổi tên, xin vào hai bệnh ꦐviện khác nhau ở Oꦑhio và South Dakota nhưng đều bị từ chối vì tiền án đầu độc.
Năm 1993, Michael nộp đơn vào Đại học Stony Brook ở New York, đổi tên thành "Michael Kirk". Vì không ai kiểm t꧅ra hồ sơ, anh ta giành được một suất công tác tại bệnh viện cựu chiến binh Long Island ở Northport. Ít nhất ba bệnh nhân ở đây gồm Thomas Sammarco, 73 tuổi, George Siano, 60 tuổi và Aldo Serini, 62 tuổi, qua đời dưới sự chăm sóc của Michael.
Ngày 29/9/1993, Michael chữa trị cho Baron Harris, thợ đóng tủ 60 tuổi. El♈sie, vợ Baron, đưa chồng vào viện trong tình trạng sốt cao và bị viêm phổi nhẹ. Theo Elsie, Michael tiếp nhận bệnh nhân với vẻ lo lắng và quan tâm.
Sáng 3/10, Baron hôn mê, được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt. Michael giải thích rằng có thể bệnh nhân bị dị ứng với các loại thuốc tại bệnh viện. Elsie để ý thấy anh ta "cười khẩy" và như có điều g💃ì che giấu.
Ngày 22/10/1993, Michael bị Đại học Stony Brook sa thải do bị phát hiện nói dối về quá khứ phạm tội, đồng thời bị đưa vào danh sách đen của ngành y tế 𒁃ở Mỹ. Anh ta vội thu dọn đồ đạc bỏ trốn. Trước khi biến mất, Michael nói với Elsie rằng chồng bà sẽ không bao giờ thoát khỏi tình trạng hôn mê. Ông Baron qua đời vào ngày 9/11/1993.
Tuy nhiên, Michael chưa bao giờ bị buộc tội liên quan đến cái chết bí ẩn của các bệnh nhân. Anh ta bị truy nã chỉ vì khai man trong đơn xin 🍒việc vào một bệnh viện chính phủ. Trong đơn, anh ta không tiết lộ tiền án và giấu việc bị mất giấy phép y tế.
Sau khi nhà chức trách ban hành lệnh bắt, Michael trốn sang Zimbabwe. Tháng 11/1994, anh ta làm giả giấy tờ và được Hiệp hội các Bệnh viện Nhà thờ Zimbabwe thuê. Khoảng một năm sau, bệnh nhân tại các bệnh viện ở đó bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc. Tháng 7/1995, Mich🦄ael bị đình chỉ hành nghề tại một trong các bệnh viện. Ngay sau đó, anh ta bị buộc tội về nhiều cái chết và vụ ngộ độc.
Michael lên kế hoạch trốn sang Saudi Arabia. Sau khi tìm được một công việc mới ở đó vào tháng 6/1997, Michael đến Mỹ để gia hạn thị thực lao động🐭. Anh ta đến sân bay O'Hare của Chicago vào ngày 27/6. Một nhân viên hải quan kiểm tra tên anh ta qua máy tính và tìm thấy lệnh bắt. Michael bị bắt ngay sau đó.
Michael bị buộc tội lừa đảo một cơ quan ꦑchính phủ và khai man trong đơn xin việc của bệnh viện chính phủ. Tháng 9/1997, anh ta bị buộc tội kê đơn trái phép chất gây♌ nghiện cho bệnh nhân. Tháng 1/1998, Michael bị buộc tội ở Zimbabwe vì đầu độc 7 bệnh nhân, 5 người trong đó đã chết.
Tháng 3/1998, Michael nh🌠ận tội gian lận và báo cáo sai sự thật, bị kết án ba năm rưỡi tù.🍒 Trong thời gian Michael thụ án, các công tố viên liên bang lập hồ sơ vụ án giết người.
Theo công tố viên, việc chứng minh tội giết người trong tr𓄧ường hợp của Michael khó khăn hơn nhiều vì ban đầu các nạn nhân bị cho là chết vì nguyên nhân tự nhiên. Họ khai quật thi thể một số nạn nhân và tiến hành xét nghiệm chất độc, tìm thấy hóaꦬ chất độc hại trong cơ thể.
Trong nhật ký, Michael bày tỏ thích giết người và cảm giác hồi hộp khi thoát tội. Anh ta kh🌳ông có mục tiêu cụ thể mà gây án 𝐆bất cứ khi nào có cơ hội.
Ngày 11/7/2000, chỉ vài ngày trước khi được thả khỏi nhà tù liên bang, Michael bị buộc tội giết Thomas, George và Aldo, tấn công Baron Harris (do bên công tố không thể chứng minh việc tiêm chất độc đã dẫn đến cái chết của Baron). Tất cả đều là bệnh nhân của bệnh viện cựu chiến binh Long Island và từng được Michael chăm sóc. Trong hai trường hợp, anh ta nói dối đồng nghiệp r🐻ằng gia đình bệnh nhân đề nghị "không hồi sức".
Ngay sau đó, Michael bị buộc tội giết vận động viên thể dục 19 tuổi Cynthia Ann McGee vào tháng 1/1984. Cynthia qua đời tại Bệnh viện Đại🔯 học Bang Ohio khi đang hồi phục sau một vụ tai nạn xe đạp. Một y tá chứng kiến Michael vào phòng Cynthia với một ống tiêm ngay trước khi cô hôn mê và tử vong. Các công tố viên cũng cáo buộc Michael phải chịu trách nhiệm về việc đầu độc bà Rena, nhưng anh ta không thể bị buộc tội vì đã hết thời hiệu.
Tháng 9/2000, Michael nhận ba tội danh giết người trong các vụ𝔍 án của Thomas, George và Aldo. Anh ta thừa nhận cố ý giết họ bằng cách dùng các chất độc hại có thể gây tử vong. Michael bị tuyên ba bản án chung thân mà không có khả năng ân xá. Đến tháng 10, Michael nhận tội giết Cynthia bằng cách tiêm cho cô một liều kali khiến tim ngừng đập. Anh ta phải nhận một bản án chung thân khác.
Bằng cách thỏa thuận nhận tội với bên công tố, Michael được miễn án tử hình và chính phủ Zimbabwe đồng ý không yêu cầu dẫn độ, không theo đuổi các cáo buộc chống lại anꩲh ta.
Michael hiện bị giam tại nhà tù liên ✱bang được bảo mật tối 𝓡đa ở Colorado.
Theo các điều tra viên, có bằng chứng gián tiếp l꧑iên kết Michael với ít nhất 35 trường hợp tử vong và 20 vụ ngộ độc không chết người. Họ cho rằng anh ta có thể phải chịu trách nhiệm cho hơn 60 cái chết do ngộ độc ở Zimbabwe và Mỹ.
Một trong những nạn nhân là Anna Mae Popka, 22 tuổi, chết dưới sự chăm sóc của Michael vào năm 1984. Mẹ Anna đệ đơn kiện, cho rằng anh ta💯 phải chịu trách nhiệm về cái chết của con gái. Tuy nhiên, anh ta chưa bao giờ𝐆 bị buộc tội hình sự.
Một nạn nhân khác là Ricky DeLong, 21 tuổi, qua đời vào ngày 20/1/1984 tại Bệnh viện Đại học Bang Ohio. Michael báo cáo tìm thấy thi thể của Ricky. Khám✤ nghiệm tử t🍨hi sau đó xác định nạn nhân chết do bị nhồi băng gạc vào cổ họng. Gia đình Ricky cũng đệ đơn kiện Michael.
Anh ta còn bị nghi ngờ gây ra cái chết của vị hôn thê tên Kristin Kinney vào năm 1993. Krist✤in được cho là đã tự sát, nhưng thạch tín được tìm thấy trong tóc của cô.
Vụ án về Michael Swango được tái hiện trong phim tài liệu America's Most Wanted, License To Kill: International Serial Killer và cuốn sách Blind Eye: The Story of a Doctor Who Got Away with Murder của tác giả James Stewart.
Tuệ Anh (Theo Unsolved Mysteries, Oxygen)