Ngày 31/5, ông Nguyễn Tràng Thịnh, Trưởng trạm Kiểm dịch thực vật Đồng Nai cho biết địa phương ♔đã ghi nhận sự xuất hiện của sâu keo mùa thu. Tính đến nay🍸 đã có gần 300 hecta bắp bị sâu keo tấn công.
Theo ông Thịnh🌜, ba tuần trước, chúng xuất hiện trên ruộng bắp rộng 1,5 hecta ở huyện Định Quán, sau đó lây lan sang huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất và Tân Phú. Trong đó, huyện Cẩm Mỹ bị nặng nhất với trên 100 hecta.
Nhiều nông dân có diện tích bắp bị thiệt hại bất ngờ khi thấy sâu lạ lan nhanh. Họ cho biết đã được cảnh báo, phun các loại thuốc diệt trứng sâu nhưng vẫn♑ không thể khống chế được. Mức độ gây hại loài sâu này đối với cây ไtrồng 5-20%, cá biệt có vườn bắp bị phá hủy 30-40%.
Sở Nông nghiệp v♋à Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai gửi công văn🍸 đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn cho nông dân nhận dạng sâu, sử dụng thuốc để phòng trừ...
Sâu keo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera frugiperd. Sau khi xuất hiện ở châu Mỹ, Phi 🌟và đến nay là châu Á. Ở Việt Nam, tháng trước loài này đã xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Chúng có thể gây hại trên nhiều loài thực vật khác nhau như bắp🅰, lúa, đậu tương, mía, rau... Loài này có khả năng di trú trung bình 10 km, nếu gặp gió có thể đi xa đến 100 km. Trong đꦺó, bắp là loài cây trồng ưa thích của loài sâu này.
Phước Tuấn