Trong số những tội danh mà ông Bình phải♉ chịu bấy giờ, có tội danh "vi phạm các quy định về 𒊎quản lý và bảo vệ đất đai".
Năm đó, Việt Nam cấm Việt kiều hay người nướ𓆉c ngoài được đứng tên chủ sở hữu nhà đất. Và ông Trịnh Vĩn𒁃h Bình như bao nhà đầu tư khác phải nhờ người đứng tên.
Bản án phúc thẩm tuyên 3 năm sau đó tuyên tịch thu toàn bộ🌱 diện tích đất mà ông Bình bỏ tiền ra nhờ người mua bao gồm: 1.640.000 m2 𓆉đất nuôi trồng thủy sản cùng 26 quyền sử dụng đất với diện tích 577.947 m2 nằm ở Bà Rịa Vũng Tàu; 9 quyền sử dụng đất với diện tích 341.966 m2 ở Đồng Nai…
Năm 2012, khi tìm🐎 hiểu lại vụ việc này, người ta phát hiện việc xử lý tài sản đã xảy ra tình trạng bán đấu giá vô tội vạ dẫn đến việc Trần Văn Mười (nguyên Cục trưởng) cùng 2 chấ𒁃p hành viên Lê Minh Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh bị Cơ quan ANĐT (Bộ Công an) khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Diện tích đất đai, sau án văn, đã thuộc quyền quản lý của Nhà nước, bị lấn chiếm, giải tỏa... mất so với bản án đến 42.936 m2.
Chưa kể đến vụ kiện quốc tế mà bị đơn là Chính phủ Việt Nam diễn ra sau đó, chỉ riêng việc bị tịch thu toàn bộ tài sản của “Vua Giò Chả” đã khiến hình ảnh một Việt Nam rộng mở với tấm thảm đỏ cho các nhà đầu tư bị xấu xí điꦕ.
Có lẽ, sau gần 2 thập kỷ, với những quy định mới cực kỳ tiến bộ trong luật Nhà ở sửa đổi đang được trình Quốc hội, hẳn nhiên, sẽ khôngꦅ còn những bi kịch như “Bình Hà Lan” nữa.
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nế🐲u được phép nhập cảnh vào Việt Nam về cơ bản có các quyền sở hữu về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước; tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án không hạn chế về số lượng…” - theo quy định trong Luật Nhà ở.
Khi dự thảo luật được thảo luận tại nghị trường, v🐬ẫn còn không ít lo lắng rằng, sẽ có “những người có nhiều tiền sẽ mua số lượng lớn”, “nhà đầu tư có thể trục lợi trên thị trường”…
Có đ🦂ại biểu Quốc hội còn gắn quyền sở hữu nhà ở với vấn đề thời sự “Trung Quốc đang thực hiện chủ trương biên giới “mềm”, nếu không tính toán chặt chẽ, Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng ồ ạt người Trung Quố🌊c sang định cư”.
Những nỗi lo đó thể hiện trách nhiệm của người làm luật. Và cứ tin đó là sự cẩn trọng chứ không phải “tư duy đóng cửa” như những năm 80-90 của thập kỷ trước và cũng không phải là cái gật đầu tình thế “chống đô🍨ng” cho thị trường bất động sản.
Bởi căn nhà, mảnh đất ấy có ai mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Bởi còn đó những nỗi lo trước một thực tế giống như sự thất bại: Năm ngoái, con số người nước ngoài mua nhà theo nghị quyết của Quốc hội rất khiêm tốn: 5 năm thí điểm, với 80.000 người đang sinh sống ở Việt Nam, chỉ có 427 người mua nhà. Và một trong những nguyên nhân thất bại là sự ngô nghê trong các quy định, chẳng hạn nhà mua thì chỉ được ở không được kiౠnh doanh hay cho thuê lạ♏i…
Câu chuyện “mở cửa” trong luật hôm nay không chỉ mang ý nghĩa biến Việt Nam trở thành “đất lành chim đậu” mà lớn hơn, còn là lờ🍸i cam kết, bằng luật, về những “bi kịch Bình Hà Laꦯn” không thể tái diễn.
Đào Tuấn