Ngày 22/11, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận cuộc họp của Thủ tướng về giá đ𓆏iện mặt trời (giá FIT) áp dụng⛎ sau ngày 1/7/2019.
Điểm đáng chú ý là Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu cơ chế đấu thầu giá điện mặt trời. Như vậy, giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 (thời điểm Quyết định 11/2017 hết hiệu lực) sẽ không chia theo vùng, hay áp dụng phương án một giá điện cho tất cả vùng như p🐎hương án trình trướcꦑ đây của Bộ Công Thương.
Với phương án mới này, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ T🔥ài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thống nhất cơ chế đấu thầu p𓃲hát triển điện mặt trời. Báo cáo này được yêu cầu gửi Thủ tướng trước ngày 15/12.
Các dự án điện mặt trời đã 🍰áp dụng biểu giá FIT theo Quyết định 11 sẽ không hồi tố, ngược lại Chính p༒hủ khẳng định chủ trương tạo điều kiện phát triển hợp lý, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư.
Về giá điện mặt trời áꦚp mái, Chính phủ thống nhất sẽ đưa ra mức giá cố định và giao Bộ Công Thương rà soát, đưa ra biểu giá phù hợp và Chính phủ nhấn mạnh quan điểm "tránh trục lợi chính sách". Theo tờ trình trước đây của Bộ Công Thương, mức giá chung điện mặt trời áp mái là 9,35 cent (tương đương 2.156 đồng) một kWh đến hết năm 2021.
Riêng với các dự án đã có hợp đồng mua bán điện, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan rà soát, báo cáo cụ thể danh mục dự án và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tính chính xác c🦂ủa danh mụ🐓c này.
M🅰ột lần nữa khẳng định khuyến khí💖ch phát triển năng lượng tái tạo, nhưng Chính phủ lưu ý "phải cân nhắc, tính toán dài hạn để đạt được mục tiêu chiến lược, quy mô phát triển hợp lý từng thời kỳ gắn với bảo vệ môi trường; tuân thủ quy hoạch, đảm bảo cân bằng hệ thống điện".
Ngoài ra, phát triển điện mặt trời phải tránh ồ ạt gây tác động lớn đến giá thành sản xuất điện toàn hệ thống, hài hoà lợi ích Nhà nước - nhà đầu tư và người dân. "Tuyệt đối chống tha🦹m nhũng, lợi ích nhóm trong quản lý phát triển, k🌃iên quyết loại bỏ cơ chế xin - cho, các dự án đầu tư tuyệt đối không được sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp, tiềm ẩn rủi ro về môi trường", văn bản Chính phủ nêu.
Điện mặt trời phát triển quá nóng
Kết luận của Chính phủ cũng cho rằng việc quản lý quy🦹 hoạch phát triển điện mặt trời của Bộ Công Thương thiếu khoa học, dự báo còn yếu kém; chưa đáp ứng yêu cầu điều hành chung.
Cơ quan quản lý ngành năng lượng cũng chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, kịp thời để tránh sóng đầu tư ồ ạt, nhất là việc đầu tư quá mức vào một số khu vực g🍨ây khó khăn trong truyền tải điện, ảnh hưởng tới vận hành hệ thống điện quốc gia và quyền lợi nhà đầu tư. Công tác quản lý đầu tư chưa minh bạch, chưa quản lý c🔯hặt chẽ, đồng bộ.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rút kinh nghiệm sâu sắc về những tồn tại, hạn chế khi quy h📖oạch điện mặt trời; không để tham nhũng, lợi ích nhóm trong quản lý, phát triển, loại bỏ cơ chế xin cho và các dự án đầu tư tuyệt đối không được sử dụng công nghệ lạc hậu, hậu quả thấp, tiềm ẩn rủi ro môi trường.
Ở giai đoạn mới, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, cùng các bộ,🔴 ngành xử lý triệt để việc giải toả công suất các nhà máy điện mặt trời đang hoạt động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng lưới điện để truyền tải và không để xảy ra tình trạng giảm phát các nhà máy điện l🌳àm lãng phí nguồn lực, thiệt hại với nhà đầu tư.
Bộ Công Thương cũng được giao nghiên cứu cơ chế đầu tư lưới điện truyền tải theo hướng thí điểm các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đảm bảo sự đồng bộ trong đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo, lưới điện và báo cáo Thủ ꦍtướng trong tháng 11.
Anh Minh