Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, một ngày trước, Bộ đã trình Chính phủ ký Quyết định triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm Thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội ℱlập danh sách ng♕ười lao động thuộc nhóm được hỗ trợ và gửi cho người sử dụng lao động để đối khớp thông tin. Chậm nhất đến hết ngày 20/10 gửi xong danh sách đến người lao động.
Trong quá trình này, nếu thông tin của n🐼gười lao động đã đúng, đủ, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện hỗ trợ ngay. Nếu chưa, cơ quan bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao đඣộng sẽ tiếp tục đối khớp thông tin để người lao động được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo Thứ trưởng Thanh, đợt hỗ trợ này sẽ phát tiền trực t𒐪iếp cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền 30.000 tỷ đồng, và giảm đóng cho chủ sử dụng lao động 8.000 tỷ đồng. Tính đến trưa 1/10, cơ quan chức năng đã hỗ trợ giảm đóng cho hơn 137.800 đơꦍn vị với hơn 3.469 tỷ đồng.
"Chúng tôi cố gắng trong 45 ngày sẽ triển khai xong gói hỗ trợ. Trong quá trình đó, Bộ Lao động Thư𓄧ơng binh Xã hội tiếp tục theo dõi tác động của dịch bệnh Covid-19 đến người d✤ân để có thêm tham mưu cho Chính phủ", ông Thanh nói.
Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội cho hay, trước gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng nói trên, từ khi xuất hiện Covid-19, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ cho người lao động và chủ sử dụng l🌌ao động. Đó là gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, gói 26.000 tỷ đồng, hỗ trợ gạo cho người dân bị thiếu đói, túi an sinh xã hội.
Tính đến ngày 30/9, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng) là trên 15.100 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 18,16 triệu đối tượng🅘 (379.330 đơn vị sử dụng lao động, trên 17,78 triệu người lao đ♐ộng và các đối tượng khác).
Trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là trên 5.090 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 378.700 đơn vị sử dụng lao động và trên 11,57 triệu ngư🌞ời lao động.
ꦅTổn🐈g kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền là trên 9.600 tỷ đồng (nếu không tính kinh phí hỗ trợ lao động tự do và các đối tượng đặc thù). Ngoài ngân sách nhà nước, nhiều địa phương đã sử dụng các nguồn kinh phí khác (như công ty xổ số kiến thiết, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...) để chi trả hỗ trợ cho người dân.
Kinh phí đã chi trả tiền mặt chiếm 63,6% kinh phí dự kiến chính sách hỗ trợ bằng tiền của Nghị quyết 68, hỗ trợ trên 6,13 ♐triệu đối tượng (trong đó trên 80,6% số đối tượng và 84,8% tổng kinh phí được hỗ trợ tại 25 tỉnh, ෴thành phố miền Nam).
Đối với nhóm chính sách cho vay vốn, tổng kinh phí đã giải ngân là gần 441,46 tỷ đồn⛄g (chiếm gần 5,92% kinh phí dự kiến chính sách về vay vốn của Nghị quyết 68), hỗ trợ 830 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho gần 125.500 lượt người lao động.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng xuất 136.000 tấn gạo, hỗ trợ cho trên 2,4 triệu hộ (trên 9 triệu nhân khẩu) ở 30 tỉnh, thành chị𓆏u ảnh hưởng của Covid-19, không để người dân thiếu đói...
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng đầu năm có hơn 571.100 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (bằng 66,9% so với cùng kỳ năm 2020); hơn 573.600 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bằng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020). Tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người laoꦫ động theo quyết định trợ cấp thất nghiệp trong 8 tháng đầu năm là hơn 10.850 tỷ đồng.
Hoàng Thùy - Viết Tuân